Mexico đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng trong CPTPP

 

Chính phủ và doanh nghiệp Mexico đánh giá với trên 95 triệu người tiêu dùng cùng tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân hơn 7%/năm, Việt Nam là một thị trường xuất khẩu tiềm năng trong khối các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

CPTPP là hiệp định thương mại tự do giữa 11 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định này được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên. Hiệp định sẽ tạo ra một trong những khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường trên 500 triệu người tiêu dùng và tổng GDP khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP của thế giới.

Thống kê cho thấy xuất khẩu của Mexico sang các nước CPTPP đạt tốc độ tăng trưởng nhanh gấp 2 lần so với xuất khẩu sang phần còn lại trên thế giới trong 10 năm qua và đạt 3,26 tỷ USD trong năm 2017.

Phát biểu tại Hội thảo “Cơ hội đầu tư và thương mại trong CPTPP” do Bộ Kinh tế Mexico và Hội đồng Ngoại thương Mexico (COMCE) tổ chức ngày 26/2, Thứ trưởng phụ trách ngoại thương Luz Maria de la Mora cho biết tham gia vào CPTPP, Mexico có thêm 6 thị trường xuất khẩu mới gồm Australia, Brunei, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam, với trên 155 triệu người tiêu dùng. Tầm nhìn chiến lược của Mexico trong CPTPP là tự do thương mại và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Á và châu Đại Dương của COMCE, ông Sergio Ley, bày tỏ tin tưởng thông qua CPTPP, xuất khẩu của Mexico sang Việt Nam sẽ tăng mạnh, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, và Việt Nam sẽ là cánh cửa để hàng hóa tiếp cận thị trường các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Bộ Kinh tế Mexico đánh giá với việc được hưởng ngay lập tức 90% các dòng thuế ở mức 0%, CPTPP sẽ giúp xuất khẩu tăng 6,7% và đóng góp tới 1,5% GDP của Mexico.

Bên cạnh một số thách thức về cạnh tranh, nhất là trong các lĩnh vực dệt may, da giày với Việt Nam và Malaysia, và các sản phẩm sữa với New Zealand, nhiều lĩnh vực xuất khẩu của Mexico được hưởng lợi như ô tô, máy móc thiết bị, sản phẩm da, thịt bò, thực phẩm chế biến, trái cây và rau quả.

san xuat giay, khăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
NHIỀU CHÍNH SÁCH MỚI CÓ HIỆU LỰC TRONG NĂM 2019 ĐƯỢC ÁP DỤNG TỪ THÁNG 3.  (01-03-2019)
Thay thế toàn bộ biểu mẫu đăng ký kinh doanh, hộ nghèo được vay tối đa 100 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/3/2019.
Chứng khoán thế giới đỏ lửa sau diễn biến bất ngờ cuộc họp Trump - Kim  (28-02-2019)
Sắc đỏ bao trùm các thị trường chứng khoán chính của châu Á và cả những chỉ số tương lai sau diễn biến bất ngờ từ cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh gây rối loạn hệ thần kinh.  (28-02-2019)
Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ đã chứng minh được mối liên hệ giữa các rối loạn tâm thần và chất lượng dinh dưỡng kém, bao gồm việc tiêu thụ ít rau quả tươi, sở thích ăn khoai tây chiên và dùng nhiều đường.
Doanh nghiệp Mỹ rót 170 triệu USD sản xuất linh kiện máy bay tại Đà Nẵng- Việt Nam.  (27-02-2019)
Tập đoàn UAC của Mỹ vừa quyết định đầu tư 170 triệu USD để sản xuất thân máy bay và động cơ Rolls Royce tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.
DOANH NGHIỆP VỐN HÓA TỈ ĐO TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.  (26-02-2019)
Hiện đã có 32 doanh nghiệp có vốn hóa từ 1 tỉ USD trở lên đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.