Hiện đã có 32 doanh nghiệp có vốn hóa từ 1 tỉ USD trở lên đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Vốn hóa của thị trường chứng khoán năm 2018 tăng 12,7% so với năm 2017, tương ứng với 71,6% GDP của năm 2018 và vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra đến năm 2020. Trong đó, dẫn đầu về vốn hóa là các ngành bất động sản đạt 848.000 tỉ đồng, ngân hàng đạt 756.000 tỉ đồng cùng thực phẩm và đồ uống đạt 679.000 tỉ đồng.
Đây là con số theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nếu cách đây 5 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có 1 doanh nghiệp có mức vốn hóa 1 tỉ USD thì đến nay con số này tăng lên gấp nhiều lần. Việc gia tăng này tương ứng khi quy mô thị trường cũng tăng mạnh.
Tập đoàn Vingroup (VIC) đang dẫn đầu với mức vốn hóa khoảng 14,3 tỉ USD.
Tập đoàn Vingroup (VIC) đang dẫn đầu với mức vốn hóa khoảng 14,3 tỉ USD. Thứ hai là Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) có vốn hóa gần 13,4 tỉ USD. Sau đó là các doanh nghiệp như Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM) có mức vốn hóa tương đương 10,2 tỉ USD, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (VCB) đạt vốn hóa hơn 9 tỉ USD, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) có vốn hóa gần 8 tỉ USD...
Nhóm ngân hàng chiếm áp đảo về số lượng trong danh sách doanh nghiệp tỉ đô khi có tới 8 cái tên góp mặt, bao gồm Vietcombank , BIDV, Techcombank, Vietinbank, VPBank , MBBank, ACB và HDBank.
Cổ phiếu của các công ty vốn tỉ USD đều ở mức cao và hầu hết đã tăng mạnh từ đầu năm đến nay. Ví dụ như VNM có giá 151.600 đồng/cổ phiếu, tăng 26,3%; VIC có giá 116.300 đồng/cổ phiếu, tăng 22% so với cuối năm 2018; VHM có giá 92.000 đồng/cổ phiếu, tăng 25,3%; VCB có giá 63.400 đồng/cổ phiếu, tăng 18,5%; ACV có giá 90.700 đồng/cổ phiếu, tăng 0,7%... Cao nhất là SAB của Tổng công ty cổ phần bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) ở mức 247.800 đồng/cổ phiếu, nhưng giá này lại giảm gần 8% so với cuối năm vừa qua.
Tuy nhiên, vẫn có những cổ phiếu của doanh nghiệp tỉ đô luôn ì ạch ở nhóm giá như "penny-stocks". Thấp nhất trong nhóm này là BSR của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn với giá 14.200 đồng/cổ phiếu. Kế tiếp là POW của Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam với giá 16.400 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh đó, góp mặt trong nhóm cổ phiếu giá thấp cũng đa số là các ngân hàng như VPB của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) có giá 21.500 đồng/cổ phiếu; MBB của Ngân hàng Quân Đội (MBBank) có giá 22.450 đồng/cổ phiếu; TCB của Ngân hàng Techcombank chỉ có giá 27.750 đồng/cổ phiếu; CTG của Vietinbank có giá 21.300 đồng/cổ phiếu…
san xuat giay, khăn giấy lau tay.
XU HƯỚNG TIÊU DÙNG SIÊU ỨNG DỤNG (29-10-2019) Những lĩnh vực nhiều tiềm năng trong xu hướng siêu ứng dụng |
THÔNG TIN VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRÊN MẠNG CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO (03-10-2019) CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ NGÀY CÀNG NGHIÊM TRỌNG VÀ ĐƯỢC CÁC TRANG MẠNG ĐĂNG TẢI RẤT NHIỀU BÀI VIẾT... |
BẠN ĐÃ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHƯA? (30-09-2019) Bảo vệ môi trường là điều rất quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta biết rằng môi trường sống quanh ta ngày càng xấu đi, vậy hãy bảo vệ chúng từ những việc nhỏ trong chính cuộc sống của mình. |
5 ĐẶC SẢN HẢI SẢN NGON ĐẤT VIỆT ĐƯỢC THẾ GIỚI CÔNG NHẬN (27-09-2019) Hải sản ở các vùng biển Việt Nam có nhiều loại giống nhau, nhưng tùy theo điều kiện của từng vùng mà hải sản nơi này có thể ngon hơn nơi khác, và cũng tùy theo cách chế biến, sáng tạo của người dân vùng đó, khiến cho hải sản trở thành những món ăn hấp dẫn khó cưỡng đối với du khách khi đặt chân đến mỗi vùng miền của Việt Nam. |
HIỆN TƯỢNG LẠ Ở BẦU TRỜI INDONESSA (26-09-2019) Bầu trời Indonesia đỏ như máu giữa ban ngày |
0901 257 373
0898 787 737
Lượt truy cập: 2703345