DOANH NGHIỆP VỐN HÓA TỈ ĐO TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

Hiện đã có 32 doanh nghiệp có vốn hóa từ 1 tỉ USD trở lên đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Vốn hóa của thị trường chứng khoán năm 2018 tăng 12,7% so với năm 2017, tương ứng với 71,6% GDP của năm 2018 và vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra đến năm 2020. Trong đó, dẫn đầu về vốn hóa là các ngành bất động sản đạt 848.000 tỉ đồng, ngân hàng đạt 756.000 tỉ đồng cùng thực phẩm và đồ uống đạt 679.000 tỉ đồng.

Đây là con số theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nếu cách đây 5 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có 1 doanh nghiệp có mức vốn hóa 1 tỉ USD thì đến nay con số này tăng lên gấp nhiều lần. Việc gia tăng này tương ứng khi quy mô thị trường cũng tăng mạnh.

Tập đoàn Vingroup (VIC) đang dẫn đầu với mức vốn hóa khoảng 14,3 tỉ USD.

Tập đoàn Vingroup (VIC) đang dẫn đầu với mức vốn hóa khoảng 14,3 tỉ USD. Thứ hai là Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) có vốn hóa gần 13,4 tỉ USD. Sau đó là các doanh nghiệp như Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM) có mức vốn hóa tương đương 10,2 tỉ USD, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (VCB) đạt vốn hóa hơn 9 tỉ USD, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) có vốn hóa gần 8 tỉ USD...

Nhóm ngân hàng chiếm áp đảo về số lượng trong danh sách doanh nghiệp tỉ đô khi có tới 8 cái tên góp mặt, bao gồm Vietcombank , BIDV, Techcombank, Vietinbank, VPBank , MBBank, ACB và HDBank.
Cổ phiếu của các công ty vốn tỉ USD đều ở mức cao và hầu hết đã tăng mạnh từ đầu năm đến nay. Ví dụ như VNM có giá 151.600 đồng/cổ phiếu, tăng 26,3%; VIC có giá 116.300 đồng/cổ phiếu, tăng 22% so với cuối năm 2018; VHM có giá 92.000 đồng/cổ phiếu, tăng 25,3%; VCB có giá 63.400 đồng/cổ phiếu, tăng 18,5%; ACV có giá 90.700 đồng/cổ phiếu, tăng 0,7%... Cao nhất là SAB của Tổng công ty cổ phần bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) ở mức 247.800 đồng/cổ phiếu, nhưng giá này lại giảm gần 8% so với cuối năm vừa qua.

Tuy nhiên, vẫn có những cổ phiếu của doanh nghiệp tỉ đô luôn ì ạch ở nhóm giá như "penny-stocks".  Thấp nhất trong nhóm này là BSR của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn với giá 14.200 đồng/cổ phiếu. Kế tiếp là POW của Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam với giá 16.400 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh đó, góp mặt trong nhóm cổ phiếu giá thấp cũng đa số là các ngân hàng như VPB của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) có giá 21.500 đồng/cổ phiếu; MBB của Ngân hàng Quân Đội (MBBank) có giá 22.450 đồng/cổ phiếu; TCB của Ngân hàng Techcombank chỉ có giá 27.750 đồng/cổ phiếu; CTG của Vietinbank có giá 21.300 đồng/cổ phiếu…

san xuat giay, khăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LIÊN TỤC BỊ KHÓI MỜ MỊT BAO PHỦ  (23-09-2019)
Người dân TP HCM những ngày qua ra đường cảm giác cay mắt, còn bầu trời liên tục có màu trắng đục. Nhiều người thắc mắc: không khí đang bị ô nhiễm?
CÁCH KHỐNG CHẾ VIÊM PHẾ QUẢN THÀNH CÔNG  (19-09-2019)
Kết hợp tinh hoa Y học cổ truyền với Y học hiện đại, các nhà khoa học đã bào chế ra sản phẩm có chiết suất từ Lá Hen cùng các dược liệu quý khác giúp giảm đờm, ho, khó thở giảm tái phát đợt cấp hen suyễn, viêm phế quản mạn, COPD có tên Bảo Khí Khang.
MUA NÔNG SẢN MỸ GIÁ RẺ HƠN  (28-08-2019)
Việc Trung Quốc tuyên bố ngừng mua mọi hàng hóa nông nghiệp từ Mỹ đang đặt ra khả năng nông sản Mỹ sẽ tăng mạnh vào Việt Nam trong thời gian tới.
Ô TÔ VIỆT NAM ĐẠI HẠ GIÁ  (27-08-2019)
Thị trường ô tô Việt Nam sắp bước vào “thời kỳ vàng son” bởi tỷ lệ sở hữu xe tăng nhanh. Nếu không nắm bắt được thời cơ sẽ bị xe nhập khẩu thôn tính, cơ hội để phát triển công nghiệp ô tô không còn.
Các đại gia Việt ồ ạt tung tiền vào một lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.  (26-08-2019)
Tỷ phú Việt đổ tiền vào cuộc chơi Việt Nam đang dẫn đầu thế giới. Đây cũng là nền tảng để giúp kinh tế tăng nhanh và bền vững nếu chất lượng dịch vụ của các đại gia được đảm bảo.