Mexico đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng trong CPTPP

 

Chính phủ và doanh nghiệp Mexico đánh giá với trên 95 triệu người tiêu dùng cùng tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân hơn 7%/năm, Việt Nam là một thị trường xuất khẩu tiềm năng trong khối các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

CPTPP là hiệp định thương mại tự do giữa 11 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định này được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên. Hiệp định sẽ tạo ra một trong những khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường trên 500 triệu người tiêu dùng và tổng GDP khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP của thế giới.

Thống kê cho thấy xuất khẩu của Mexico sang các nước CPTPP đạt tốc độ tăng trưởng nhanh gấp 2 lần so với xuất khẩu sang phần còn lại trên thế giới trong 10 năm qua và đạt 3,26 tỷ USD trong năm 2017.

Phát biểu tại Hội thảo “Cơ hội đầu tư và thương mại trong CPTPP” do Bộ Kinh tế Mexico và Hội đồng Ngoại thương Mexico (COMCE) tổ chức ngày 26/2, Thứ trưởng phụ trách ngoại thương Luz Maria de la Mora cho biết tham gia vào CPTPP, Mexico có thêm 6 thị trường xuất khẩu mới gồm Australia, Brunei, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam, với trên 155 triệu người tiêu dùng. Tầm nhìn chiến lược của Mexico trong CPTPP là tự do thương mại và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Á và châu Đại Dương của COMCE, ông Sergio Ley, bày tỏ tin tưởng thông qua CPTPP, xuất khẩu của Mexico sang Việt Nam sẽ tăng mạnh, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, và Việt Nam sẽ là cánh cửa để hàng hóa tiếp cận thị trường các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Bộ Kinh tế Mexico đánh giá với việc được hưởng ngay lập tức 90% các dòng thuế ở mức 0%, CPTPP sẽ giúp xuất khẩu tăng 6,7% và đóng góp tới 1,5% GDP của Mexico.

Bên cạnh một số thách thức về cạnh tranh, nhất là trong các lĩnh vực dệt may, da giày với Việt Nam và Malaysia, và các sản phẩm sữa với New Zealand, nhiều lĩnh vực xuất khẩu của Mexico được hưởng lợi như ô tô, máy móc thiết bị, sản phẩm da, thịt bò, thực phẩm chế biến, trái cây và rau quả.

san xuat giay, khăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
NGÀNH THỦY SÁN ĐẶT KẾ HOẠCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TRONG NĂM 2019.  (22-02-2019)
Nhiều doanh nghiệp cho rằng để đạt mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2019 cần phải gỡ được thẻ vàng của EU và phục hồi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này. Quan trọng hơn, gỡ thẻ vàng còn nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nghề cá bền vững, có trách nhiệm.
LƯỢNG GIẤY VỆ SINH ĐƯỢC TÍNH TRUNG BÌNH TRÊN ĐẦU NGƯỜI CỦA CÁC NƯỚC CAO NHẤT THẾ GIỚI.  (22-02-2019)
Mỹ tiêu thụ đến 1/5 lượng giấy vệ sinh của thế giới và trung bình mỗi người sử dụng 3 cuộn/tuần.
Nhật Bản nới lỏng tiêu chuẩn đối với các điều dưỡng viên, hộ lý nước ngoài.  (21-02-2019)
Nhằm thu hút thêm lao động từ các nước khác, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng các yêu cầu về ngoại ngữ đối với các thực tập sinh kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng.
2019- Việt Nam tăng cấp trên bảng xếp hạng tự do kinh tế.  (21-02-2019)
Quỹ di sản (Heritage) vừa công bố báo cáo Chỉ số tự do kinh tế năm 2019 (Index of Economic Freedom), Việt Nam xếp hạng thứ 128 trên thế giới.
Đẩy mạnh dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP tại khu vực TpHCM  (20-02-2019)
Năm nay, mỗi quận, huyện trên địa bàn TP.HCM sẽ triển khai một mô hình chợ truyền thống đảm bảo an toàn thực phẩm.