SAU CỘT MỐC 10 NĂM CỦA CUỘC VÂN ĐỘNG ĐÂU TƯ, SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Theo ông Phạm Tấn Công, Phó Bí thư Thường trực, Trưởng Ban chỉ đạo CVĐ của Đảng ủy khối cho biết, qua 10 năm thực hiện, các doanh nghiệp, ngân hàng trong khối đi đầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong nước ở tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh thay thế hàng nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp đã phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 70% - 90%.

Việc các doanh nghiệp ngoại đang ngày càng “chiếm lĩnh” các kênh phân phối khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước e ngại bị lấn át trên chính “sân nhà”.

Một trong chỉ đạo đáng chú ý được Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chỉ ra tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện CVĐ do Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức ngày 7-6, ở Hà Nội, đó là thách thức của vấn nạn hàng nhái, hàng giả, và khó khăn trong việc thiết lập các kênh phân phối hàng Việt.

Hàng hóa nội địa trong mua sắm trang thiết bị làm việc, mua sắm công chiếm trên 95% giá trị. Trong 10 năm qua, nhiều thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong khối đã được công nhận là “Thương hiệu quốc gia”, được một số tạp chí nước ngoài xếp hạng “Thương hiệu có giá trị lớn”, được đông đảo bạn hàng, đối tác, người tiêu dùng yêu thích, vươn ra nhiều nước trên thế giới.

Thế nhưng, chừng đó kết quả của CVĐ là chưa đủ. Để các sản phẩm, dịch vụ, đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập, để người tiêu dùng tin tưởng, quan tâm dùng hàng Việt Nam có chất lượng cao thì hàng Việt vẫn còn một khoảng cách không hề gần. Thực tế là, mặc dù chiếm 90% trên các kênh phân phối hiện đại, ở một số siêu thị đến trên 90% và từ 60% trở lên ở các kênh bán lẻ truyền thống, nhưng các sản phẩm Việt lại phần lớn mang thương hiệu của các nhà bán lẻ nước ngoài.

Việc các doanh nghiệp ngoại đang ngày càng “chiếm lĩnh” các kênh phân phối khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước e ngại bị lấn át trên chính “sân nhà”. Nhiều doanh nghiệp ngoại gần như “nuốt chửng” hệ thống phân phối. Phần lớn các sản phẩm này là do các nhà bán lẻ nước ngoài yêu cầu doanh nghiệp sản xuất tiêu dùng trong nước gia công rồi mang thương hiệu của họ.

iều mà các doanh nghiệp trong nước cần hiện nay là bên cạnh xây dựng quy trình sản xuất, họ còn cần được hỗ trợ trong xây dựng hệ thống phân phối, tạo thành chuỗi đưa sản phẩm từ khâu sản xuất ra thị trường. Và đó là điều mà Ban chỉ đạo CVĐ cần hướng đến trong thời gian tới, khi CVĐ đã vượt mốc 10 năm. Chưa kể, để hàng Việt thực sự lên ngôi, chúng ta cũng cần phải giải quyết được vấn nạn hàng giả, hàng nhái hiện nay, vì điều đó khiến sụp đổ lòng tin của người tiêu dùng với doanh nghiệp. Cùng với việc phải tuyên truyền hơn nữa CVĐ người Việt dùng hàng Việt, Nhà nước cần có chính sách kiểm soát hàng giả hàng nhái mạnh hơn nữa. Công cuộc chống hàng giả, hàng nhái đòi hỏi nỗ lực từ Nhà nước, hệ thống hàng rào bảo vệ thương hiệu Việt, chứ một mình doanh nghiệp Việt Nam không thể làm được.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
NGÀNH THỦY SÁN ĐẶT KẾ HOẠCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TRONG NĂM 2019.  (22-02-2019)
Nhiều doanh nghiệp cho rằng để đạt mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2019 cần phải gỡ được thẻ vàng của EU và phục hồi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này. Quan trọng hơn, gỡ thẻ vàng còn nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nghề cá bền vững, có trách nhiệm.
LƯỢNG GIẤY VỆ SINH ĐƯỢC TÍNH TRUNG BÌNH TRÊN ĐẦU NGƯỜI CỦA CÁC NƯỚC CAO NHẤT THẾ GIỚI.  (22-02-2019)
Mỹ tiêu thụ đến 1/5 lượng giấy vệ sinh của thế giới và trung bình mỗi người sử dụng 3 cuộn/tuần.
Nhật Bản nới lỏng tiêu chuẩn đối với các điều dưỡng viên, hộ lý nước ngoài.  (21-02-2019)
Nhằm thu hút thêm lao động từ các nước khác, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng các yêu cầu về ngoại ngữ đối với các thực tập sinh kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng.
2019- Việt Nam tăng cấp trên bảng xếp hạng tự do kinh tế.  (21-02-2019)
Quỹ di sản (Heritage) vừa công bố báo cáo Chỉ số tự do kinh tế năm 2019 (Index of Economic Freedom), Việt Nam xếp hạng thứ 128 trên thế giới.
Đẩy mạnh dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP tại khu vực TpHCM  (20-02-2019)
Năm nay, mỗi quận, huyện trên địa bàn TP.HCM sẽ triển khai một mô hình chợ truyền thống đảm bảo an toàn thực phẩm.