SAU CỘT MỐC 10 NĂM CỦA CUỘC VÂN ĐỘNG ĐÂU TƯ, SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Theo ông Phạm Tấn Công, Phó Bí thư Thường trực, Trưởng Ban chỉ đạo CVĐ của Đảng ủy khối cho biết, qua 10 năm thực hiện, các doanh nghiệp, ngân hàng trong khối đi đầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong nước ở tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh thay thế hàng nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp đã phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 70% - 90%.

Việc các doanh nghiệp ngoại đang ngày càng “chiếm lĩnh” các kênh phân phối khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước e ngại bị lấn át trên chính “sân nhà”.

Một trong chỉ đạo đáng chú ý được Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chỉ ra tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện CVĐ do Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức ngày 7-6, ở Hà Nội, đó là thách thức của vấn nạn hàng nhái, hàng giả, và khó khăn trong việc thiết lập các kênh phân phối hàng Việt.

Hàng hóa nội địa trong mua sắm trang thiết bị làm việc, mua sắm công chiếm trên 95% giá trị. Trong 10 năm qua, nhiều thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong khối đã được công nhận là “Thương hiệu quốc gia”, được một số tạp chí nước ngoài xếp hạng “Thương hiệu có giá trị lớn”, được đông đảo bạn hàng, đối tác, người tiêu dùng yêu thích, vươn ra nhiều nước trên thế giới.

Thế nhưng, chừng đó kết quả của CVĐ là chưa đủ. Để các sản phẩm, dịch vụ, đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập, để người tiêu dùng tin tưởng, quan tâm dùng hàng Việt Nam có chất lượng cao thì hàng Việt vẫn còn một khoảng cách không hề gần. Thực tế là, mặc dù chiếm 90% trên các kênh phân phối hiện đại, ở một số siêu thị đến trên 90% và từ 60% trở lên ở các kênh bán lẻ truyền thống, nhưng các sản phẩm Việt lại phần lớn mang thương hiệu của các nhà bán lẻ nước ngoài.

Việc các doanh nghiệp ngoại đang ngày càng “chiếm lĩnh” các kênh phân phối khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước e ngại bị lấn át trên chính “sân nhà”. Nhiều doanh nghiệp ngoại gần như “nuốt chửng” hệ thống phân phối. Phần lớn các sản phẩm này là do các nhà bán lẻ nước ngoài yêu cầu doanh nghiệp sản xuất tiêu dùng trong nước gia công rồi mang thương hiệu của họ.

iều mà các doanh nghiệp trong nước cần hiện nay là bên cạnh xây dựng quy trình sản xuất, họ còn cần được hỗ trợ trong xây dựng hệ thống phân phối, tạo thành chuỗi đưa sản phẩm từ khâu sản xuất ra thị trường. Và đó là điều mà Ban chỉ đạo CVĐ cần hướng đến trong thời gian tới, khi CVĐ đã vượt mốc 10 năm. Chưa kể, để hàng Việt thực sự lên ngôi, chúng ta cũng cần phải giải quyết được vấn nạn hàng giả, hàng nhái hiện nay, vì điều đó khiến sụp đổ lòng tin của người tiêu dùng với doanh nghiệp. Cùng với việc phải tuyên truyền hơn nữa CVĐ người Việt dùng hàng Việt, Nhà nước cần có chính sách kiểm soát hàng giả hàng nhái mạnh hơn nữa. Công cuộc chống hàng giả, hàng nhái đòi hỏi nỗ lực từ Nhà nước, hệ thống hàng rào bảo vệ thương hiệu Việt, chứ một mình doanh nghiệp Việt Nam không thể làm được.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
Nga có thể sắp ngắt kết nối Internet với toàn cầu  (16-03-2019)
Việc ngắt kết nối Internet toàn cầu của Nga nhằm sẵn sàng ứng phó nguy cơ nổ ra chiến tranh mạng trong tương lai.
TỶ PHÚ ẤN ĐỘ ỦNG HỘ TỪ THIỆN 7.5 TỶ ĐÔ LA.  (16-03-2019)
Người đàn ông giàu thứ 2 Ấn Độ vừa ủng hộ quỹ từ thiện mang tên mình hàng tỉ đô la. Và đây được coi là khoản từ thiện lớn nhất từ trước tới nay tại đất nước này.
TUYẾN VẬN TẢI VEN BIỂN VIỆT NAM- CAMPUCHIA-THÁI LAN DỰ KIẾN ĐƯỢC TRIỀN KHAI.  (16-03-2019)
Cục Hàng hải VN vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp (DN) vận tải và hiệp hội trực thuộc về việc đăng ký tham gia tuyến vận tải ven biển giữa Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.
DOANH NGHIỆP CÓ QUYỀN QUYẾT ĐỊNH NỘI DUNG CON DẤU.  (16-03-2019)
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cho phép doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Đây là một trong những nội dung được thảo luận tại tọa đàm "doanh nghiệp tư nhân cùng chính phủ bứt phá"
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC?  (16-03-2019)
Nếu như trước đây, DN chỉ cần có một website là đã có thể bán hàng thì khi chuyển sang thương mại di động, thách thức đầu tiên là làm thế nào tiếp cận được với khách hàng.