TIẾP CẬN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.

Công nghệ vốn luôn giúp gỡ bỏ mọi giới hạn địa lý. Thế nhưng, quan trọng hơn cả là một chiến lược quốc gia cho sự phát triển bền vững để ai cũng có thể hưởng lợi từ sự bứt phá của thương mại điện tử.

Những ứng dụng giàu tương tác như Facebook hay Zalo đã rất quen thuộc với nhiều sạp hàng online. Thực tế khảo sát của mạng xã hội này cho thấy, những ứng dụng giàu tương tác đã giúp tạo thêm 6,4 tỷ USD giá trị thăng dư tiêu dùng cho Việt Nam trong năm qua.

Các sản phẩm như chổi chít, cà phê, nón lá... nếu bán truyền thống tại Việt Nam sẽ có giá chưa tới 1 USD, thế nhưng, trên Amazon là 10 USD, thậm chí 20 USD. Đáng chú ý hơn, để có được 200 - 600 đánh giá từ khách hàng, số lượng sản phẩm đã bán phải lên tới hàng chục nghìn sản phẩm. Đứng trên vai những người khổng lồ là cơ hội với không ít doanh nghiệp Việt.

Thương mại điện tử Việt Nam vào nhóm 6 trên thế giới:

Tổng doanh thu ngành thương mại điện tử của Việt Nam năm 2018 tăng 29,4% so với năm 2017. Lượng khách mua hàng trên các trang TMĐT đạt 49,8 triệu lượt người.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam chính thức lọt vào top 6/10 thị trường điện tử lớn nhất trên thế giới.

Dự báo đến năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt từ 13-15 tỷ USD.

Trong bảng xếp hạng 10 trang thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất khu vực Đông Nam Á năm 2018, có đến 5 công ty hiện đang có mặt tại Việt Nam:

Theo Báo cáo tổng kết thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 do iPrice Group, trong xếp hạng 10 trang thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất khu vực Đông Nam Á năm 2018, kết quả có đến 5 công ty hiện đang có mặt tại Việt Nam, lần lượt là Lazada, Shopee, Tiki, Thegioididong và Sendo.

Nếu như Lazada và Shopee là các tập đoàn đa quốc gia nên việc nắm giữ hai vị trí dẫn đầu không gây nhiều ngạc nhiên thì sự xuất hiện của 3 đơn vị còn lại gồm Tiki, Thegioididong và Sendo là minh chứng rõ rệt cho quy mô của thương mại điện tử Việt Nam.

Cụ thể, 3 sàn thương mại điện tử trên dù chỉ họat động trong phạm vi thị trường Việt Nam nhưng vẫn đủ sức để nằm trong top 10 khu vực, thậm chí còn vượt trên cả tập đoàn JD của Trung Quốc hiện có mặt ở Indonesia và Thái Lan.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TĂNG MẠNH.  (30-03-2019)
Nhật Bản là thị trường duy nhất trong số 7 thị trường nhập khẩu tôm chính tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam với mức tăng trưởng 14,7%.
CẦN TĂNG SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CHÍNH NGẠCH VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC.  (29-03-2019)
Hiện tại chỉ có 8 loại nông sản Việt được vào chính ngạch tại thị trường Trung Quốc gồm: Xoài, nhãn, chuối, dưa hấu, chôm chôm, vải, mít, thanh long.
KHĂN GIẤY KHÔNG CHỈ DÙNG ĐỂ LAU TAY.  (29-03-2019)
Ngoài việc lau tay thì khăn giấy còn có nhiều công dụng khác như bảo quản rau củ, công dụng giúp làm sạch khu bếp hay khiến món ăn bớt dầu mỡ,... Thế nên muốn nấu ăn ngon, căn bếp gọn gàng, thực phẩm lúc nào cũng tươi sạch thì nhất định trong gian bếp nhà bạn phải có sự xuất hiện của khăn giấy.
CƠN BÃO HÀNG NHÁI MADE IN VIỆT NAM.  (27-03-2019)
Thực tế, có rất nhiều chủng loại hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng lại được gắn mác “Made in Viet Nam”.
TRIỂN LÃM HÀNG HẢI QUỐC TẾ VIỆT NAM.  (27-03-2019)
Triển lãm mở ra cơ hội hợp tác phát triển kinh doanh trong lĩnh vực đóng tàu biển, đổi mới công nghệ, thiết bị hàng hải.