TIẾP CẬN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.

Công nghệ vốn luôn giúp gỡ bỏ mọi giới hạn địa lý. Thế nhưng, quan trọng hơn cả là một chiến lược quốc gia cho sự phát triển bền vững để ai cũng có thể hưởng lợi từ sự bứt phá của thương mại điện tử.

Những ứng dụng giàu tương tác như Facebook hay Zalo đã rất quen thuộc với nhiều sạp hàng online. Thực tế khảo sát của mạng xã hội này cho thấy, những ứng dụng giàu tương tác đã giúp tạo thêm 6,4 tỷ USD giá trị thăng dư tiêu dùng cho Việt Nam trong năm qua.

Các sản phẩm như chổi chít, cà phê, nón lá... nếu bán truyền thống tại Việt Nam sẽ có giá chưa tới 1 USD, thế nhưng, trên Amazon là 10 USD, thậm chí 20 USD. Đáng chú ý hơn, để có được 200 - 600 đánh giá từ khách hàng, số lượng sản phẩm đã bán phải lên tới hàng chục nghìn sản phẩm. Đứng trên vai những người khổng lồ là cơ hội với không ít doanh nghiệp Việt.

Thương mại điện tử Việt Nam vào nhóm 6 trên thế giới:

Tổng doanh thu ngành thương mại điện tử của Việt Nam năm 2018 tăng 29,4% so với năm 2017. Lượng khách mua hàng trên các trang TMĐT đạt 49,8 triệu lượt người.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam chính thức lọt vào top 6/10 thị trường điện tử lớn nhất trên thế giới.

Dự báo đến năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt từ 13-15 tỷ USD.

Trong bảng xếp hạng 10 trang thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất khu vực Đông Nam Á năm 2018, có đến 5 công ty hiện đang có mặt tại Việt Nam:

Theo Báo cáo tổng kết thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 do iPrice Group, trong xếp hạng 10 trang thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất khu vực Đông Nam Á năm 2018, kết quả có đến 5 công ty hiện đang có mặt tại Việt Nam, lần lượt là Lazada, Shopee, Tiki, Thegioididong và Sendo.

Nếu như Lazada và Shopee là các tập đoàn đa quốc gia nên việc nắm giữ hai vị trí dẫn đầu không gây nhiều ngạc nhiên thì sự xuất hiện của 3 đơn vị còn lại gồm Tiki, Thegioididong và Sendo là minh chứng rõ rệt cho quy mô của thương mại điện tử Việt Nam.

Cụ thể, 3 sàn thương mại điện tử trên dù chỉ họat động trong phạm vi thị trường Việt Nam nhưng vẫn đủ sức để nằm trong top 10 khu vực, thậm chí còn vượt trên cả tập đoàn JD của Trung Quốc hiện có mặt ở Indonesia và Thái Lan.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
TĂNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.  (15-04-2019)
Kinh tế tư nhân Việt Nam đã có bước phát triển cả về lượng và chất. Tuy nhiên sự phát triển này vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản.
LÝ DO NGĂN ĐÔNG NAM Á TRỞ THÀNH CÔNG XƯỞNG CỦA THÉ GIỚI.  (15-04-2019)
Làn sóng các công ty chạy khỏi Trung Quốc làm dấy lên hy vọng khu vực Đông Nam Á lân cận sẽ trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới nhưng tự động hóa đang cản trở điều đó.
CỐ GẮNG NGĂN CHẶN ĐẠI DỊCH CO ĐƠN ĐANG DIỄN RA TRÊN KHẮP THẾ GIỚI DÙ LÀ NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.  (15-04-2019)
Số liệu của Statistic Korea cho thấy hàn Quốc có đến 5,6 triệu hộ gia đình đơn thân năm 2017, chiếm 29% tổng số hộ gia đình toàn quốc, cao hơn rất nhiều tỷ lệ 15,5% năm 2000. Hãng Statistic Korea thậm chí dự báo con số này có thể đạt 36% năm 2045.
NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU SẼ SUY GIẢM TỒI TỆ NHẤT TRONG 8 NĂM.  (15-04-2019)
Khó lòng lạc quan khi khoảng 70% nền kinh tế toàn cầu (đánh giá dựa trên GDP) được dự báo sẽ phải chứng kiến sự sụt giảm, theo báo cáo mới nhất của IMF. Kể từ năm 2011, đây được coi là cuộc suy thoái đồng bộ có độ phủ sóng cao nhất.
CÔNG CUỘC BÁN LẺ CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.  (14-04-2019)
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với sự tham gia của nhiều nhà phân phôi lớn. Tuy nhiên, dư địa thị trường vẫn còn nhiều cơ hội cho những người đến sau nếu họ biết tận dụng công nghệ và sự khác biệt.