HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG CHẤT LƯỢNG CAO TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2030.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao việc Ngân hàng Thế giới tiến hành nghiên cứu, xây dựng báo cáo để đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam hướng tới tăng trưởng chất lượng cao giai đoạn 2021-2030.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam có nhiều tiềm năng để duy trì sự thành công phát triển của đất nước, nhưng Việt Nam cần quản lý được những rủi ro và thúc đẩy mạnh mẽ nhiều cuộc cải cách của mình. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 sẽ là những cơ hội vàng cho Việt Nam vì những văn kiện này sẽ định hình sự phát triển của đất nước trong thập kỷ tới.

“Việt Nam không thể bỏ lỡ những cơ hội này, Việt Nam sẽ phải đương đầu với những thách thức mới và tìm con đường hiện thực hóa để trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045…”, ông Ousmane Dione nhấn mạnh.

Về định hướng phát triển Kinh tế - xã hội thời kỳ 2021-2030, TS. Bùi Tất Thắng, Tổ biên tập của Tiểu ban Kinh tế xã hội cho biết, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam  cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo đó, Tổ biên tập sẽ định hướng nội dung: tăng trưởng đủ nhanh để chống lại nguy cơ tụt hậu; tăng trưởng có chất lượng để đảm bảo tính bền vững (tăng trưởng có hiệu suất, tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm); phát triển bền vững về xã hội và môi trường và thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập.

TS. Bùi Tất Thắng cũng cho biết, quan điểm phát triển và các đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030 và kế hoạch 2021-2025: xu hướng chung hiện nay là tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược của Chiến lược 2011-2020 (thể chế, nhân lực và hạ tầng).

Tuy nhiên, TS. Bùi Tất Thắng cho rằng, nội dung của chiến lược cần nghiên cứu, xác định các nội dung dung mới phù hợp với bối cảnh mới; đồng thời, xem xét bổ sung thêm nội dung đột phá chiến lược mới, có thể là: khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam…

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới cho rằng, tốc độ già hóa dân số cao, đầu tư và tăng trưởng năng suất thấp ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần tăng cường đầu tư và thúc đẩy năng suất để tái tạo đà tăng trưởng và trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045.

"Việt Nam cần nâng cao chất lượng tăng trưởng. Theo đó, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp và tạo việc làm; phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất; tối ưu hóa sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường và đẩy mạnh tăng trưởng với hàm lượng cac-bon thấp và biến đổi khí hậu…", Ông Keiko Inoue, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho biết. 

Tại tọa đàm, các diễn giả cũng đã tập trung vào thảo luận những nội dung khác như: nguyên nhân cơ bản tạo ra những nút thắt phát triển; khuyến nghị những giải pháp, chính sách để giải phóng động lực tăng trưởng trong thời gian tới; đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam về định hướng ưu tiên chính sách có tính đột phá trong thời gian tới như: nguồn lực con người, kết cấu hạ tầng, nguồn lực thiên nhiên và phát triển bền vững, tăng trưởng xanh...
Bên cạnh đó, quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả quan trọng; an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được nâng lên...

“Tuy nhiên, do tác động không thuận của bối cảnh kinh tế thế giới và một số nguyên nhân chủ quan, kết quả phát triển kinh tế - xã hội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, thiếu tính bền vững và còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc tạo nền tảng để đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt yêu cầu; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; các đột phá chiến lược chưa có những bứt phá lớn, đặc biệt là về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng,...”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
Chỉ số Đổi mới Bloomberg 2019  (25-01-2019)
Xếp hạng Chỉ số Đổi mới Bloomberg 2019 khởi động với hơn 200 nền kinh tế. Mỗi nền kinh tế được tính theo thang điểm từ 0 đến 100 trên bảy khía cạnh có trọng số tương đương. Hãng tin Bloomberg lọc danh sách còn 95 nước và đăng tải 60 nước đứng đầu.
Cơ thể khỏe mạnh đúng nghĩa theo Tổ chức Y tế Thế giới.  (21-01-2019)
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng đối với sức khỏe cần định nghĩa chính xác như sau: "Sức khỏe là chỉ một loại thể trạng tốt đẹp thích ứng cả 3 phương diện: Sinh lý, tâm lý và xã hội. Nó không đơn giản là bạn không bị bệnh hoặc có thể chất cường tráng".
Những điều đơn giản, tạo nên hạnh phúc thật sự.  (19-01-2019)
Định nghĩa của nhà tâm lý học Tal Ben-Shahar: hạnh phúc là “tổng hoà trải nghiệm của sự vui vẻ và lẽ sống”. Nếu chỉ mình vui vẻ hay lẽ sống không thôi thì không phải là hạnh phúc toàn vẹn mà ta cần lẽ sống để cảm thấy rằng mình có mục đích tồn tại trên đời, và bạn cần sự vui vẻ để cảm thấy được hạnh phúc trong giây phút hiện tại. Chỉ cần thêm vào sự vui vẻ hoặc lẽ sống cho bản thân bạn thì bạn sẽ khám phá ra rằng mình không chỉ hạnh phúc hơn trong giây phút thực tại mà còn ở cả tương lai nữa.
Giá trị của túi đựng sản phẩm mang lại.  (14-01-2019)
Túi giấy làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, tạo nên nét cá biệt hóa cho sản phẩm. Các nhà kinh doanh có thể thoải mái thiết kế tạo điểm nhấn, in ấn logo hình ảnh sản phẩm dịch vụ của mình lên trên túi không chỉ giới thiệu sản phẩm định vị thương hiệu trong lòng khách hàng mà nó còn giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
20 điều bạn cần ghi nhớ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.  (13-01-2019)
Chúng ta, ai cũng mong muốn sống một cuộc đời thành công và hạnh phúc, nhưng điều đó không phải tự nhiên mà có được. Nếu bạn muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hãy ghi nhớ những điều dưới đây: