HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG CHẤT LƯỢNG CAO TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2030.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao việc Ngân hàng Thế giới tiến hành nghiên cứu, xây dựng báo cáo để đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam hướng tới tăng trưởng chất lượng cao giai đoạn 2021-2030.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam có nhiều tiềm năng để duy trì sự thành công phát triển của đất nước, nhưng Việt Nam cần quản lý được những rủi ro và thúc đẩy mạnh mẽ nhiều cuộc cải cách của mình. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 sẽ là những cơ hội vàng cho Việt Nam vì những văn kiện này sẽ định hình sự phát triển của đất nước trong thập kỷ tới.

“Việt Nam không thể bỏ lỡ những cơ hội này, Việt Nam sẽ phải đương đầu với những thách thức mới và tìm con đường hiện thực hóa để trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045…”, ông Ousmane Dione nhấn mạnh.

Về định hướng phát triển Kinh tế - xã hội thời kỳ 2021-2030, TS. Bùi Tất Thắng, Tổ biên tập của Tiểu ban Kinh tế xã hội cho biết, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam  cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo đó, Tổ biên tập sẽ định hướng nội dung: tăng trưởng đủ nhanh để chống lại nguy cơ tụt hậu; tăng trưởng có chất lượng để đảm bảo tính bền vững (tăng trưởng có hiệu suất, tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm); phát triển bền vững về xã hội và môi trường và thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập.

TS. Bùi Tất Thắng cũng cho biết, quan điểm phát triển và các đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030 và kế hoạch 2021-2025: xu hướng chung hiện nay là tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược của Chiến lược 2011-2020 (thể chế, nhân lực và hạ tầng).

Tuy nhiên, TS. Bùi Tất Thắng cho rằng, nội dung của chiến lược cần nghiên cứu, xác định các nội dung dung mới phù hợp với bối cảnh mới; đồng thời, xem xét bổ sung thêm nội dung đột phá chiến lược mới, có thể là: khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam…

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới cho rằng, tốc độ già hóa dân số cao, đầu tư và tăng trưởng năng suất thấp ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần tăng cường đầu tư và thúc đẩy năng suất để tái tạo đà tăng trưởng và trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045.

"Việt Nam cần nâng cao chất lượng tăng trưởng. Theo đó, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp và tạo việc làm; phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất; tối ưu hóa sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường và đẩy mạnh tăng trưởng với hàm lượng cac-bon thấp và biến đổi khí hậu…", Ông Keiko Inoue, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho biết. 

Tại tọa đàm, các diễn giả cũng đã tập trung vào thảo luận những nội dung khác như: nguyên nhân cơ bản tạo ra những nút thắt phát triển; khuyến nghị những giải pháp, chính sách để giải phóng động lực tăng trưởng trong thời gian tới; đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam về định hướng ưu tiên chính sách có tính đột phá trong thời gian tới như: nguồn lực con người, kết cấu hạ tầng, nguồn lực thiên nhiên và phát triển bền vững, tăng trưởng xanh...
Bên cạnh đó, quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả quan trọng; an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được nâng lên...

“Tuy nhiên, do tác động không thuận của bối cảnh kinh tế thế giới và một số nguyên nhân chủ quan, kết quả phát triển kinh tế - xã hội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, thiếu tính bền vững và còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc tạo nền tảng để đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt yêu cầu; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; các đột phá chiến lược chưa có những bứt phá lớn, đặc biệt là về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng,...”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP KHI TIẾP XÚC VỚI TIA CỰC TÍM.  (07-05-2019)
Những tia cực tím, đặc biệt vào các ngày nắng gắt có cường độ cao, có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho làn da con người.
NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU GÂY UNG THƯ PHỔI.  (06-05-2019)
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi. Những người hút thuốc nhiều và trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh cao.
NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG.  (06-05-2019)
Công việc văn phòng kéo dài 8 giờ mỗi ngày khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và gây ra một số bệnh lý vì phải ngồi lâu, liên tục.
10 QUỐC GIA DẪN ĐẦU VỀ KHAI THÁC DẦU KHÍ NGOÀI KHƠI.  (05-05-2019)
Khai thác dầu khí ngoài khơi là ngành công nghiệp trị giá hàng triệu đô la. Hiện nay các quốc gia trên toàn thế giới vẫn đang xây dựng và phát triển các hạ tầng cơ sở năng lượng ngoài khơi. Dưới đây là 10 quốc gia dẫn đầu về khai thác dầu mỏ.
ĐỐI TƯỢNG THẤT BẠI TRONG KHỞI NGHIỆP CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM.  (05-05-2019)
Những năm gần đây, khởi nghiệp đã trở thành một phong trào trong giới trẻ. Tuy nhiên, theo những số liệu của thế giới thì tỷ lệ thành công của khởi nghiệp chỉ đạt cỡ 10%. Vậy chúng ta có nên có giải pháp hỗ trợ các start-up thất bại?