HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG CHẤT LƯỢNG CAO TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2030.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao việc Ngân hàng Thế giới tiến hành nghiên cứu, xây dựng báo cáo để đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam hướng tới tăng trưởng chất lượng cao giai đoạn 2021-2030.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam có nhiều tiềm năng để duy trì sự thành công phát triển của đất nước, nhưng Việt Nam cần quản lý được những rủi ro và thúc đẩy mạnh mẽ nhiều cuộc cải cách của mình. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 sẽ là những cơ hội vàng cho Việt Nam vì những văn kiện này sẽ định hình sự phát triển của đất nước trong thập kỷ tới.

“Việt Nam không thể bỏ lỡ những cơ hội này, Việt Nam sẽ phải đương đầu với những thách thức mới và tìm con đường hiện thực hóa để trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045…”, ông Ousmane Dione nhấn mạnh.

Về định hướng phát triển Kinh tế - xã hội thời kỳ 2021-2030, TS. Bùi Tất Thắng, Tổ biên tập của Tiểu ban Kinh tế xã hội cho biết, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam  cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo đó, Tổ biên tập sẽ định hướng nội dung: tăng trưởng đủ nhanh để chống lại nguy cơ tụt hậu; tăng trưởng có chất lượng để đảm bảo tính bền vững (tăng trưởng có hiệu suất, tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm); phát triển bền vững về xã hội và môi trường và thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập.

TS. Bùi Tất Thắng cũng cho biết, quan điểm phát triển và các đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030 và kế hoạch 2021-2025: xu hướng chung hiện nay là tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược của Chiến lược 2011-2020 (thể chế, nhân lực và hạ tầng).

Tuy nhiên, TS. Bùi Tất Thắng cho rằng, nội dung của chiến lược cần nghiên cứu, xác định các nội dung dung mới phù hợp với bối cảnh mới; đồng thời, xem xét bổ sung thêm nội dung đột phá chiến lược mới, có thể là: khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam…

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới cho rằng, tốc độ già hóa dân số cao, đầu tư và tăng trưởng năng suất thấp ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần tăng cường đầu tư và thúc đẩy năng suất để tái tạo đà tăng trưởng và trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045.

"Việt Nam cần nâng cao chất lượng tăng trưởng. Theo đó, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp và tạo việc làm; phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất; tối ưu hóa sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường và đẩy mạnh tăng trưởng với hàm lượng cac-bon thấp và biến đổi khí hậu…", Ông Keiko Inoue, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho biết. 

Tại tọa đàm, các diễn giả cũng đã tập trung vào thảo luận những nội dung khác như: nguyên nhân cơ bản tạo ra những nút thắt phát triển; khuyến nghị những giải pháp, chính sách để giải phóng động lực tăng trưởng trong thời gian tới; đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam về định hướng ưu tiên chính sách có tính đột phá trong thời gian tới như: nguồn lực con người, kết cấu hạ tầng, nguồn lực thiên nhiên và phát triển bền vững, tăng trưởng xanh...
Bên cạnh đó, quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả quan trọng; an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được nâng lên...

“Tuy nhiên, do tác động không thuận của bối cảnh kinh tế thế giới và một số nguyên nhân chủ quan, kết quả phát triển kinh tế - xã hội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, thiếu tính bền vững và còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc tạo nền tảng để đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt yêu cầu; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; các đột phá chiến lược chưa có những bứt phá lớn, đặc biệt là về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng,...”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
NÊN UỐNG NHIỀU HƠN 1 LÍT NƯỚC MỖI NGÀY.  (13-04-2019)
Vì cơ thể người gồm 60% là nước nên việc bài tiết qua mồ hôi và nước tiểu rất quan trọng. Nếu lượng nước hấp thụ ít hơn lượng được đào thải ra, các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe có thể sẽ nảy sinh.
TUỔI 30 VÀ NỖI LO PHẢI HOÀN THÀNH XONG ĐÁP ÁN CHO CHUỖI CÂU HỎI KHÓ.  (13-04-2019)
Trong khi 8X đã ổn định sự nghiệp, thế hệ 10X vẫn còn sống với thanh xuân của tuổi trẻ thì 9X đang ‘cày cuốc’ sấp mặt nhưng mọi thứ vẫn còn chênh vênh. Trong khi 8X đã ổn định sự nghiệp, thế hệ 10X vẫn còn sống với thanh xuân của tuổi trẻ thì 9X đang ‘cày cuốc’ sấp mặt nhưng mọi thứ vẫn còn chênh vênh.
KỸ NĂNG GIÚP BẠN CHINH PHỤC MỌI CÔNG VIỆC.  (06-04-2019)
Để có thể dễ dàng hòa nhập, thích nghi với môi trường công việc trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, ngoài trình độ chuyên môn, bằng cấp, chứng chỉ, bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Nếu có được 6 kỹ năng dưới đây, chắc chắn bạn sẽ là ứng cử viên tiềm năng và chinh phục được công việc bạn yêu thích.
IBM DÙNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐỂ GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN.  (06-04-2019)
Bộ phận nhân sự của IBM có bằng sáng chế cho “chương trình tiêu hao dự báo”. Chương trình này được phát triển với máy tính Watson, nhằm dự báo khả năng nhân viên nghỉ việc và gợi ý cách tiếp cận để giữ chân nhân viên cho nhà quản lý.
DỰ THẢO ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM.  (02-04-2019)
Bộ Tài chính đang dự thảo Đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam, trong đó đề xuất chia lộ trình áp dụng chuẩn Báo cáo tài chính quốc tế thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2022 đến 2025; giai đoạn 2 từ sau 2025.