VIỆT NAM CÓ 12 TRIỆU NGƯỜI MANG GEN CĂN BỆNH TỐN TIỀN TỈ, ĐIỀU TRỊ SUỐT ĐỜI.

Việt Nam có khoảng 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), căn bệnh khiến bệnh nhân suốt đời phải truyền máu. Đáng lo ngại là nhiều người không biết mình mang gen, dễ có nguy cơ sinh ra con cũng mắc căn bệnh quái ác này.

Gánh nặng chi phí điều trị cho căn bệnh này khá lớn, trung bình một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi tốn khoảng 3 tỷ đồng chi phí điều trị. Quan trong hơn là số lượng máu cần có để điều trị cho bệnh này cũng rất lớn, khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn mỗi năm.

Tan máu bẩm sinh là căn bệnh di truyền phổ biến ở cả nam và nữ. Bệnh có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nếu không được điều trị sớm, đầy đủ sẽ xuất hiện nhiều biến chứng do thiếu máu và thừa sắt gây ra trên tất cả các cơ quan, làm thay đổi diện mạo khiến thể trạng thấp bé, thay đổi xương mặt khiến trán dô, mũi tẹt, hàm răng hô, suy tim, suy gan, suy nội tiết… Đây là bệnh mạn tính nên bệnh nhân sẽ phải điều trị suốt đời. Với những bệnh nhân ở mức độ rất nặng có thể phù thai từ khi còn trong bụng mẹ hoặc có biểu hiện thiếu máu nặng từ khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Ở thể ẩn, người mang gen bệnh Thalassemia thường không có biểu hiện, tuy nhiên cả nam và nữ mang gen bệnh nếu kết hôn với nhau tỷ lệ sinh con mang bệnh tới 25%.

Tuy Thalassemia là căn bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể dự phòng qua sàng lọc bệnh.

TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương cho biết: “Tan máu bẩm sinh là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống và tương lai giống nòi. Việc phòng bệnh là biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất . Khi người dân có nhận thức đầy đủ về bệnh Thalassemia, được sàng lọc bệnh sẽ giảm dần và chấm dứt việc sinh ra trẻ bị bệnh hoặc mang gen bệnh. Việc sàng lọc có thể thực hiện với các cặp đôi trước khi kết hôn, sàng lọc sơ sinh để phát hiện gen bệnh và có biện pháp phù hợp”.

Việc sàng lọc bệnh Thalassemia khá đơn giản, với chi phí bỏ ra chỉ bằng 1/10 chi phí bỏ ra để chi trả cho việc điều trị bệnh sau này. Tuy nhiên, hiện nay, việc chẩn đoán tiền hôn nhân vẫn chưa phổ biến do nhận thức của cộng đồng vẫn còn thấp. Bên cạnh truyền thông, việc giáo dục sức khỏe về các biến chứng khi đứa trẻ mắc Thalassemia ra đời, về gánh nặng điều trị bệnh đối với gia đình có người bị bệnh... để người dân nâng cao nhận thức là rất quan trọng. Khi nhận thức được tốt các vấn đề nguy cơ mắc bệnh, người dân sẽ chủ động xét nghiệm tiền hôn nhân, xét nghiệm chẩn đoán trước sinh để bảo vệ thế hệ sau.

Cũng theo TS. Bạch Quốc Khánh, việc xây dựng và triển khai chương trình Thalassemia- tan máu bẩm sinh - Quốc gia là rất cần thiết nhằm góp phần kiểm soát bệnh, khống chế sự phát triển của nguồn gen bệnh, hạn chế trẻ sinh ra bị bệnh, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam. Đặc biệt, việc đưa bệnh Thalassemia vào danh sách 4 bệnh cần được sàng lọc trước sinh, để bảo hiểm y tế xem xét chi trả là rất cần thiết, sẽ là biện pháp khuyến khích người dân tham gia đầy đủ hơn.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
Dây chuyền sản xuất bột giấy cao cấp từ nguyên liệu phi gỗ.  (12-01-2019)
Siêu thị công nghệ công nghệ (Vinatech) cùng tập đoàn Taise và Ohhara (Nhật Bản) kí kết hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất bột giấy phi gỗ của Nhật Bản trị giá 50 tỷ đồng.
Túi nhựa, túi giấy giá nghìn đô ngập tràn sàn catwalk.  (12-01-2019)
Những chiếc túi nhựa, túi lưới tưởng như thông thường, lại có thể là những thiết kế thời trang cao cấp, có giá hàng nghìn USD.
TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT KỲ CÔNG LUÔN MANG Ý NGHĨA ẨN CHỨA  (10-01-2019)
Mỗi tác phẩm của Ran Hwang phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hoàn thành và chúng được thực hiện thủ công. Trước tiên cô đóng đinh ghim lên tường, sau đó gắn những cúc áo đủ màu sắc vào đinh ghim.
Đánh giá kinh tế năm 2018, những định hướng cho năm 2019 và những năm tiếp theo  (10-01-2019)
Chúng ta tự hào có nhiều tập đoàn tư nhân đang phát triển lớn mạnh và nhiều công trình, dự án rất lớn hứa hẹn tạo ra bứt phá cho tương lai, như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cao tốc Bắc Nam, Tổ hợp lọc dầu Nghi Sơn, các tổ hợp sản xuất ô-tô Trường Hải, Vinfast…
Sáng tạo độc đáo từ lõi giấy vệ sinh  (10-01-2019)
Hàng tháng, gia đình thường phải vứt bỏ rất nhiều các ống giấy vệ sinh đã không còn sử dụng được nữa làm bạn thấy lãng phí. Vậy, hãy học và xem các cách tái chế các ống giấy bỏ đi thành các đồ vật trang trí, các vật dụng xinh xắn đáng yêu một cách độc và sáng tạo mà còn hết sức tiết kiệm dưới đây cho bạn thêm mẹo hay để tận dụng chúng trước khi bỏ vào thùng rác.