VIỆT NAM CÓ 12 TRIỆU NGƯỜI MANG GEN CĂN BỆNH TỐN TIỀN TỈ, ĐIỀU TRỊ SUỐT ĐỜI.

Việt Nam có khoảng 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), căn bệnh khiến bệnh nhân suốt đời phải truyền máu. Đáng lo ngại là nhiều người không biết mình mang gen, dễ có nguy cơ sinh ra con cũng mắc căn bệnh quái ác này.

Gánh nặng chi phí điều trị cho căn bệnh này khá lớn, trung bình một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi tốn khoảng 3 tỷ đồng chi phí điều trị. Quan trong hơn là số lượng máu cần có để điều trị cho bệnh này cũng rất lớn, khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn mỗi năm.

Tan máu bẩm sinh là căn bệnh di truyền phổ biến ở cả nam và nữ. Bệnh có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nếu không được điều trị sớm, đầy đủ sẽ xuất hiện nhiều biến chứng do thiếu máu và thừa sắt gây ra trên tất cả các cơ quan, làm thay đổi diện mạo khiến thể trạng thấp bé, thay đổi xương mặt khiến trán dô, mũi tẹt, hàm răng hô, suy tim, suy gan, suy nội tiết… Đây là bệnh mạn tính nên bệnh nhân sẽ phải điều trị suốt đời. Với những bệnh nhân ở mức độ rất nặng có thể phù thai từ khi còn trong bụng mẹ hoặc có biểu hiện thiếu máu nặng từ khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Ở thể ẩn, người mang gen bệnh Thalassemia thường không có biểu hiện, tuy nhiên cả nam và nữ mang gen bệnh nếu kết hôn với nhau tỷ lệ sinh con mang bệnh tới 25%.

Tuy Thalassemia là căn bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể dự phòng qua sàng lọc bệnh.

TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương cho biết: “Tan máu bẩm sinh là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống và tương lai giống nòi. Việc phòng bệnh là biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất . Khi người dân có nhận thức đầy đủ về bệnh Thalassemia, được sàng lọc bệnh sẽ giảm dần và chấm dứt việc sinh ra trẻ bị bệnh hoặc mang gen bệnh. Việc sàng lọc có thể thực hiện với các cặp đôi trước khi kết hôn, sàng lọc sơ sinh để phát hiện gen bệnh và có biện pháp phù hợp”.

Việc sàng lọc bệnh Thalassemia khá đơn giản, với chi phí bỏ ra chỉ bằng 1/10 chi phí bỏ ra để chi trả cho việc điều trị bệnh sau này. Tuy nhiên, hiện nay, việc chẩn đoán tiền hôn nhân vẫn chưa phổ biến do nhận thức của cộng đồng vẫn còn thấp. Bên cạnh truyền thông, việc giáo dục sức khỏe về các biến chứng khi đứa trẻ mắc Thalassemia ra đời, về gánh nặng điều trị bệnh đối với gia đình có người bị bệnh... để người dân nâng cao nhận thức là rất quan trọng. Khi nhận thức được tốt các vấn đề nguy cơ mắc bệnh, người dân sẽ chủ động xét nghiệm tiền hôn nhân, xét nghiệm chẩn đoán trước sinh để bảo vệ thế hệ sau.

Cũng theo TS. Bạch Quốc Khánh, việc xây dựng và triển khai chương trình Thalassemia- tan máu bẩm sinh - Quốc gia là rất cần thiết nhằm góp phần kiểm soát bệnh, khống chế sự phát triển của nguồn gen bệnh, hạn chế trẻ sinh ra bị bệnh, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam. Đặc biệt, việc đưa bệnh Thalassemia vào danh sách 4 bệnh cần được sàng lọc trước sinh, để bảo hiểm y tế xem xét chi trả là rất cần thiết, sẽ là biện pháp khuyến khích người dân tham gia đầy đủ hơn.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
ÔNG CHỦ VINGROUP TỪ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẾN SỐ 1 CÔNG NGHỆ  (02-08-2019)
Vingroup đã chính thức công bố chuyển đổi mô hình phát triển với 3 trụ cột chính là công nghiệp, thương mại dịch vụ và công nghệ, , tiến tới trở thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu khu vực trong vòng 10 năm tới. Nhưng trước mắt trong năm nay, tập đoàn này dự kiến sẽ đưa doanh thu lên mức 140.000 tỷ đồng và đạt 6.500 tỷ đồng lãi sau thuế.
LẦN ĐẦU TIÊN KỂ TỪ NĂM 2008, MỸ GIẢM MẠNH LÃI SUẤT  (01-08-2019)
Mỹ hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2008. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện về quanh 2 - 2,25%, được kỳ vọng hỗ trợ nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.
ĐƯA CÁC DOANH NGHIỆP STARTUPS SÁNG TẠO VÀO SÀN CHỨNG KHOÁN  (31-07-2019)
Trong dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến lần này, ban soạn thảo đã đưa thêm 1 điều khoản dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo - một loại hình doanh nghiệp thời thượng trong Mục về chào bán chứng khoán riêng lẻ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh chủ đề này.
NHỮNG RAU CỦ KHÔNG ĐƯỢC NẤU CHÍN SẼ GÂY ĐỘC CHO NGƯỜI SỬ DỤNG.  (17-06-2019)
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều người ăn rau sai cách, ví dụ như ăn rau sống, ăn rau chưa nấu chín,… Nếu chúng ta chế biến rau củ sai cách sẽ không khác gì ăn chất độc.
BIẾT SỬ DỤNG CÀ MUỐI CHUA ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHÔNG BỊ NGỘ ĐỘC.  (17-06-2019)
Những món muối chua rất được yêu thích. Tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm này, bạn cũng phải đối mặt với một số nguy cơ về sức khỏe.