VIỆT NAM CÓ 12 TRIỆU NGƯỜI MANG GEN CĂN BỆNH TỐN TIỀN TỈ, ĐIỀU TRỊ SUỐT ĐỜI.

Việt Nam có khoảng 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), căn bệnh khiến bệnh nhân suốt đời phải truyền máu. Đáng lo ngại là nhiều người không biết mình mang gen, dễ có nguy cơ sinh ra con cũng mắc căn bệnh quái ác này.

Gánh nặng chi phí điều trị cho căn bệnh này khá lớn, trung bình một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi tốn khoảng 3 tỷ đồng chi phí điều trị. Quan trong hơn là số lượng máu cần có để điều trị cho bệnh này cũng rất lớn, khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn mỗi năm.

Tan máu bẩm sinh là căn bệnh di truyền phổ biến ở cả nam và nữ. Bệnh có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nếu không được điều trị sớm, đầy đủ sẽ xuất hiện nhiều biến chứng do thiếu máu và thừa sắt gây ra trên tất cả các cơ quan, làm thay đổi diện mạo khiến thể trạng thấp bé, thay đổi xương mặt khiến trán dô, mũi tẹt, hàm răng hô, suy tim, suy gan, suy nội tiết… Đây là bệnh mạn tính nên bệnh nhân sẽ phải điều trị suốt đời. Với những bệnh nhân ở mức độ rất nặng có thể phù thai từ khi còn trong bụng mẹ hoặc có biểu hiện thiếu máu nặng từ khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Ở thể ẩn, người mang gen bệnh Thalassemia thường không có biểu hiện, tuy nhiên cả nam và nữ mang gen bệnh nếu kết hôn với nhau tỷ lệ sinh con mang bệnh tới 25%.

Tuy Thalassemia là căn bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể dự phòng qua sàng lọc bệnh.

TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương cho biết: “Tan máu bẩm sinh là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống và tương lai giống nòi. Việc phòng bệnh là biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất . Khi người dân có nhận thức đầy đủ về bệnh Thalassemia, được sàng lọc bệnh sẽ giảm dần và chấm dứt việc sinh ra trẻ bị bệnh hoặc mang gen bệnh. Việc sàng lọc có thể thực hiện với các cặp đôi trước khi kết hôn, sàng lọc sơ sinh để phát hiện gen bệnh và có biện pháp phù hợp”.

Việc sàng lọc bệnh Thalassemia khá đơn giản, với chi phí bỏ ra chỉ bằng 1/10 chi phí bỏ ra để chi trả cho việc điều trị bệnh sau này. Tuy nhiên, hiện nay, việc chẩn đoán tiền hôn nhân vẫn chưa phổ biến do nhận thức của cộng đồng vẫn còn thấp. Bên cạnh truyền thông, việc giáo dục sức khỏe về các biến chứng khi đứa trẻ mắc Thalassemia ra đời, về gánh nặng điều trị bệnh đối với gia đình có người bị bệnh... để người dân nâng cao nhận thức là rất quan trọng. Khi nhận thức được tốt các vấn đề nguy cơ mắc bệnh, người dân sẽ chủ động xét nghiệm tiền hôn nhân, xét nghiệm chẩn đoán trước sinh để bảo vệ thế hệ sau.

Cũng theo TS. Bạch Quốc Khánh, việc xây dựng và triển khai chương trình Thalassemia- tan máu bẩm sinh - Quốc gia là rất cần thiết nhằm góp phần kiểm soát bệnh, khống chế sự phát triển của nguồn gen bệnh, hạn chế trẻ sinh ra bị bệnh, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam. Đặc biệt, việc đưa bệnh Thalassemia vào danh sách 4 bệnh cần được sàng lọc trước sinh, để bảo hiểm y tế xem xét chi trả là rất cần thiết, sẽ là biện pháp khuyến khích người dân tham gia đầy đủ hơn.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
THỰC PHẨM THÍCH HỢP CHO NGÀY HÈ NẮNG NÓNG ĐỂ CƠ THỂ CÓ MÙI DỄ CHỊU HƠN.  (11-06-2019)
Mùi cơ thể được quyết định do gen, nhưng thực phẩm cũng góp phần tạo mùi cho tuyến mồ hôi. Mùa Hè, cơ thể đổ mồ hôi và mùi khó chịu sẽ khiến bạn xấu hổ.
NGUYÊN CỨU ƯỚC TÍNH LƯỢNG CHẤT THẢI NHỰA Ô NHIỄM MÀ CON NGƯỜI ĐÃ HẤP THỤ.  (11-06-2019)
Theo báo The Guardian (Anh), mỗi người trung bình ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một khối lượng tương tự, là nghiên cứu đầu tiên ước tính lượng chất thải nhựa ô nhiễm mà con người đã hấp thụ.
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM.  (10-06-2019)
Trong 3 năm tới, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Grab sẽ triển khai các lớp tập huấn an toàn thực phẩm trên địa bàn 4 thành phố trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP HCM
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP.  (10-06-2019)
Đối với DN, cần cải thiện tính minh bạch, công khai thông tin; nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, nâng cao khả năng áp dụng công nghệ… để tăng khả năng tiếp cận vốn.
TỶ GIA BIẾN ĐỘNG MẠNH.  (10-06-2019)
Việc phá giá VND sẽ mang lại nhiều tác hại hơn là lợi ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu CNY tiếp tục giảm giá mạnh so với USD, thì cũng nên xem xét giảm giá VND tương ứng.