HIỆN TƯỢNG LẠ Ở BẦU TRỜI INDONESSA

Người dân địa phương ở tỉnh Jambi, Indonesia đang chia sẻ nhiều hình ảnh và video lên mạng xã hội cho thấy cảnh bầu trời ở tỉnh này chuyển sang màu đỏ rực vào cuối tuần rồi vì các vụ cháy rừng. Báo Washington Post ngày 23-9 đã dùng từ "đỏ như máu" để miêu tả bầu trời tại đây.

 
"Đây là buổi chiều chứ không phải ban đêm đâu! Đây là Trái đất, chứ không phải sao Hỏa. Là Jambi đấy! Đây là thứ không khí mà phổi chúng ta đang hít vào. Loài người chúng ta cần không khí sạch, chứ không cần khói" - một người có tên Zuni Shofi Yatun Nisa viết trên Twitter.
 
Một số người đã đăng nhiều hình ảnh cho thấy bầu trời màu đỏ và cam lên mạng xã hội kèm theo dòng hashtag #prayforjambi (Cầu nguyện cho Jambi). Họ kêu gọi chính phủ có hành động quyết liệt hơn để dập tắt các đám cháy và đối phó khói mù.
Theo một người phát ngôn của Cơ quan Khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia (BMKG), những đám cháy rừng đang làm tăng mật độ các hạt ô nhiễm trong không khí khiến bầu trời đỏ rực như vậy.
 
Tương tự như những gì diễn ra ở rừng Amazon, tình trạng đốt rừng trái phép để lấy đất trồng trọt trên khắp Indonesiađã gây ra các vụ cháy rừng hằng năm. Nhiều trường học tại xứ vạn đảo phải đóng cửa vào đầu tháng này vì chất lượng không khí kém.
 
Gần đây, nước này đã triển khai hàng ngàn lính dập lửa tới Sumatra và Kalimantan, đưa số lượng những người tham gia công tác đối phó cháy rừng lên tới 14.000 người.
 
Các vụ cháy rừng thường lên mức đỉnh điểm từ tháng 7 tới tháng 10 trong suốt mùa khô của Indonesia. Theo Cơ quan thảm họa quốc gia Indonesia, trong 8 tháng đầu năm nay, có 328.724 ha đất đã hứng chịu các vụ cháy rừng.
Nhà thiên văn học người Indonesia, Marufin Sudibyo giải thích hiện tượng khác thường này được gọi là "sự tán xạ Rayleigh". Nó xảy ra khi ánh sáng mặt trời bị phân tán bởi khói, bụi hoặc các hạt ô nhiễm trong không khí, lọc các bước sóng ngắn hơn và giải phóng các bước sóng dài hơn trong phổ màu cam hoặc đỏ, khiến bầu trời đỏ và mờ.
Báo Sinar Harian (Malaysia) cho biết hiện tượng tương tự như vậy cũng từng được ghi nhận tại Indonesia sau vụ phun trào của núi lửa Krakatau vào năm 1883 và vụ phun trào của núi Pinatubo vào năm 1991.
 

♦ CÁC TIN KHÁC
Từ tàu dừa làm thành giấy Nipa  (04-01-2019)
Không dùng hóa chất tẩy trắng hoặc nhuộm màu giấy mà để giấy có màu tự nhiên: giấy làm từ dừa nước có màu nâu, hơi tía, vàng đất; làm từ dừa cạn có màu vàng, hơi cam; làm từ cây dâu tằm có màu trắng mịn như lụa...
Họa sĩ Benjamin Shine là một người đặc biệt  (03-01-2019)
Họa sĩ Benjamin Shine là một người đặc biệt, bởi không cần đến bột màu, cọ vẽ, chỉ với vải tuyn và bàn là, anh đã có thể tạo nên những bức tranh nghệ thuật tuyệt đẹp.
10 Công nghệ mới giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh  (26-08-2016)
Trước đây, khi điều hành một doanh nghiệp, bạn khó có thể ứng dụng cùng lúc mọi công nghệ mới trên thị trường. Nhưng những cải tiến gần đây...