HIỆN TƯỢNG LẠ Ở BẦU TRỜI INDONESSA

Người dân địa phương ở tỉnh Jambi, Indonesia đang chia sẻ nhiều hình ảnh và video lên mạng xã hội cho thấy cảnh bầu trời ở tỉnh này chuyển sang màu đỏ rực vào cuối tuần rồi vì các vụ cháy rừng. Báo Washington Post ngày 23-9 đã dùng từ "đỏ như máu" để miêu tả bầu trời tại đây.

 
"Đây là buổi chiều chứ không phải ban đêm đâu! Đây là Trái đất, chứ không phải sao Hỏa. Là Jambi đấy! Đây là thứ không khí mà phổi chúng ta đang hít vào. Loài người chúng ta cần không khí sạch, chứ không cần khói" - một người có tên Zuni Shofi Yatun Nisa viết trên Twitter.
 
Một số người đã đăng nhiều hình ảnh cho thấy bầu trời màu đỏ và cam lên mạng xã hội kèm theo dòng hashtag #prayforjambi (Cầu nguyện cho Jambi). Họ kêu gọi chính phủ có hành động quyết liệt hơn để dập tắt các đám cháy và đối phó khói mù.
Theo một người phát ngôn của Cơ quan Khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia (BMKG), những đám cháy rừng đang làm tăng mật độ các hạt ô nhiễm trong không khí khiến bầu trời đỏ rực như vậy.
 
Tương tự như những gì diễn ra ở rừng Amazon, tình trạng đốt rừng trái phép để lấy đất trồng trọt trên khắp Indonesiađã gây ra các vụ cháy rừng hằng năm. Nhiều trường học tại xứ vạn đảo phải đóng cửa vào đầu tháng này vì chất lượng không khí kém.
 
Gần đây, nước này đã triển khai hàng ngàn lính dập lửa tới Sumatra và Kalimantan, đưa số lượng những người tham gia công tác đối phó cháy rừng lên tới 14.000 người.
 
Các vụ cháy rừng thường lên mức đỉnh điểm từ tháng 7 tới tháng 10 trong suốt mùa khô của Indonesia. Theo Cơ quan thảm họa quốc gia Indonesia, trong 8 tháng đầu năm nay, có 328.724 ha đất đã hứng chịu các vụ cháy rừng.
Nhà thiên văn học người Indonesia, Marufin Sudibyo giải thích hiện tượng khác thường này được gọi là "sự tán xạ Rayleigh". Nó xảy ra khi ánh sáng mặt trời bị phân tán bởi khói, bụi hoặc các hạt ô nhiễm trong không khí, lọc các bước sóng ngắn hơn và giải phóng các bước sóng dài hơn trong phổ màu cam hoặc đỏ, khiến bầu trời đỏ và mờ.
Báo Sinar Harian (Malaysia) cho biết hiện tượng tương tự như vậy cũng từng được ghi nhận tại Indonesia sau vụ phun trào của núi lửa Krakatau vào năm 1883 và vụ phun trào của núi Pinatubo vào năm 1991.
 

♦ CÁC TIN KHÁC
Lịch sử sản xuất giấy  (10-01-2019)
Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử lâu đời hàng nghìn năm. Từ thời cổ đại, người Ai Cập đã biết làm ra giấy từ sợi của cây Papyrus mọc bên bờ sông Nil.
LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG KHĂN GIẤY ĐÚNG CÁCH  (09-01-2019)
Giấy vệ sinh là thứ không thể không dùng trong đời sống hằng ngày, nhưng chúng đã bị dùng sai chức năng như dùng khăn ướt làm giấy vệ sinh, hoặc dùng giấy vệ sinh để lau miệng.
Những bộ trang phục thời trang bằng giấy của cô bé thiết kế 4 tuổi  (05-01-2019)
Cô bé đã quá chán với những bộ váy búp bê dành cho trẻ con và quyết định phải tự thiết kế cho mình những bộ trang phục bằng giấy đầy ấn tượng với sự giúp đỡ của mẹ
270 CONTAINER RƠI XUỐNG BIỂN VÌ THỜI TIẾT XẤU  (05-01-2019)
Một cơn bão tại vùng biển gần đảo Borkum (Đức) trên biển Bắc đã khiến 270 container trên một trong những tàu chở hàng lớn nhất thế giới rơi xuống biển. Trong số này, có 3 conntainer chứa vật liệu nguy hiểm.
Chọn giấy gói thực phẩm an toàn.  (04-01-2019)
Hiện nay, nhu cầu ăn uống take away rất phổ biến, đồng thời nhu cầu về sức khỏe cũng ngày càng được nâng cao. Chính vì thế, các sản phẩm bao gói rất được chú trọng. Trong đó, giấy gói thực phẩm là mặt hàng rất thông dụng, nó không những phải đảm bảo các tiêu chí về sự an toàn thực phẩm, mẫu mã chất lượng cao, mà thiết kế còn phải đẹp.