HIỆN TƯỢNG LẠ Ở BẦU TRỜI INDONESSA

Người dân địa phương ở tỉnh Jambi, Indonesia đang chia sẻ nhiều hình ảnh và video lên mạng xã hội cho thấy cảnh bầu trời ở tỉnh này chuyển sang màu đỏ rực vào cuối tuần rồi vì các vụ cháy rừng. Báo Washington Post ngày 23-9 đã dùng từ "đỏ như máu" để miêu tả bầu trời tại đây.

 
"Đây là buổi chiều chứ không phải ban đêm đâu! Đây là Trái đất, chứ không phải sao Hỏa. Là Jambi đấy! Đây là thứ không khí mà phổi chúng ta đang hít vào. Loài người chúng ta cần không khí sạch, chứ không cần khói" - một người có tên Zuni Shofi Yatun Nisa viết trên Twitter.
 
Một số người đã đăng nhiều hình ảnh cho thấy bầu trời màu đỏ và cam lên mạng xã hội kèm theo dòng hashtag #prayforjambi (Cầu nguyện cho Jambi). Họ kêu gọi chính phủ có hành động quyết liệt hơn để dập tắt các đám cháy và đối phó khói mù.
Theo một người phát ngôn của Cơ quan Khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia (BMKG), những đám cháy rừng đang làm tăng mật độ các hạt ô nhiễm trong không khí khiến bầu trời đỏ rực như vậy.
 
Tương tự như những gì diễn ra ở rừng Amazon, tình trạng đốt rừng trái phép để lấy đất trồng trọt trên khắp Indonesiađã gây ra các vụ cháy rừng hằng năm. Nhiều trường học tại xứ vạn đảo phải đóng cửa vào đầu tháng này vì chất lượng không khí kém.
 
Gần đây, nước này đã triển khai hàng ngàn lính dập lửa tới Sumatra và Kalimantan, đưa số lượng những người tham gia công tác đối phó cháy rừng lên tới 14.000 người.
 
Các vụ cháy rừng thường lên mức đỉnh điểm từ tháng 7 tới tháng 10 trong suốt mùa khô của Indonesia. Theo Cơ quan thảm họa quốc gia Indonesia, trong 8 tháng đầu năm nay, có 328.724 ha đất đã hứng chịu các vụ cháy rừng.
Nhà thiên văn học người Indonesia, Marufin Sudibyo giải thích hiện tượng khác thường này được gọi là "sự tán xạ Rayleigh". Nó xảy ra khi ánh sáng mặt trời bị phân tán bởi khói, bụi hoặc các hạt ô nhiễm trong không khí, lọc các bước sóng ngắn hơn và giải phóng các bước sóng dài hơn trong phổ màu cam hoặc đỏ, khiến bầu trời đỏ và mờ.
Báo Sinar Harian (Malaysia) cho biết hiện tượng tương tự như vậy cũng từng được ghi nhận tại Indonesia sau vụ phun trào của núi lửa Krakatau vào năm 1883 và vụ phun trào của núi Pinatubo vào năm 1991.
 

♦ CÁC TIN KHÁC
Thế hệ 9x chúng con không lười biếng, chẳng dễ dàng, đầy khó khăn và cũng lắm nỗi tuyệt vọng.  (16-04-2019)
Trong mắt bố mẹ, thế hệ chúng tôi là một đám lười biếng và không ngừng kêu ca, than thở. “Chúng mày chỉ có ăn và học cũng không nên thân” - ăn, học, làm vài việc vặt trong nhà và đi chơi nhưng lúc nào cũng than thở mệt mỏi, không làm được cái này cái kia.
PHÀN NÀN CHỈ LÃNG PHÍ NĂNG LƯỢNG, CÁCH PHẢN ỨNG TRƯỚC BIẾN CỐ MỚI LÀ QUYẾT ĐỊNH BẠN HẠNH PHÚC HAY ĐAU KHỔ.  (16-04-2019)
Cuộc sống không bao giờ công bằng, phàn nàn chỉ khiến năng lượng bị lãng phí. Cách bạn suy nghĩ và phản ứng trước những biến cố cuộc đời là thứ sẽ quyết định hạnh phúc hay khổ đau của bạn.
NHỮNG GIA VỊ LÀM CHO CUỘC SỐNG TRỞ NÊN MAUD SẮC ĐẶC BIỆT.  (16-04-2019)
Cuộc đời của mỗi người cần có rất nhiều dư vị khác nhau, chúng hòa quyện và làm nên những sắc màu đặc biệt trong cuộc sống. Khi thì hạnh phúc, ngọt ngào, có khi thì giận hờn, cay đắng… chỉ cần thiếu đi một trong số những gia vị đó, ắt hẳn cuộc đời bạn sẽ vô cùng nhàm chán nhưng cũng đừng nêm nếm quá tay, khiến cuộc sống của bạn thiếu mất sự cân bằng.
TẬP THỂ DỤC ĐỀU ĐẶN CÒN HẠNH PHÚC HƠN CÓ NHIỀU TIỀN.  (16-04-2019)
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale và Oxford đã chứng minh được việc tập thể dục đều đặn quan trọng đối với sức khỏe tinh thần hơn là sở hữu tiền.
TĂNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.  (15-04-2019)
Kinh tế tư nhân Việt Nam đã có bước phát triển cả về lượng và chất. Tuy nhiên sự phát triển này vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản.