THỊ TRƯỜNG ROBOT VIỆT NAM ĐỨNG THỨ 7 TRÊN THẾ GIỚI

Tại buổi trao đổi về chủ đề "Nhà máy thông minh - Tương lai của ngành sản xuất và gia công cơ khí", do Công ty Reed Tradex Việt Nam tổ chức ngày 25-7 ở TP HCM, ông Huỳnh Phong Phú, Giám đốc Ban Robot và tự động hóa nhà máy Công ty ABB Việt Nam, cho biết trong năm 2017 thị trường robot tại Việt Nam đang bùng nổ và được xếp hạng lớn thứ 7 trên thế giới nhờ làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc trong lĩnh vực điện tử. Robot còn được các công ty trong lĩnh vực ôtô, thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, sản xuất kim loại sử dụng nhiều, với mức tăng trưởng mỗi năm khoảng 10%.

Tuy nhiên, chi phí robot hiện vẫn còn khá cao nên chỉ có các doanh nghiệp quy mô vừa trở lên mới có khả năng sở hữu.  Nhà máy thông minh đóng vai trò quan trọng trong tương lai của ngành sản xuất do nhu cầu gia tăng mạnh mẽ đối với các giải pháp công nghiệp nhằm góp phần tối ưu hóa đầu ra, tiết kiệm chi phí lao động và chi phí vận hành vốn tiêu tốn không ít nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Quy mô thị trường nhà máy thông minh toàn cầu dự kiến tăng vọt từ 75 tỉ USD năm 2018 lên hơn 155 tỉ USD năm 2025. Theo ông Vũ Trọng Tài, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Reed Tradex Vietnam, nhà máy thông minh được số hóa và trang bị tiên tiến sẽ nâng cao năng lực sản xuất và giảm chi phí trong nhiều hoạt động khác nhau.

Các công nghệ nổi trội phải kể đến như Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích trong mô hình nhà máy thông minh hoàn toàn có thể chủ động vận hành và sửa chữa. Một số phần mềm hoạch định và quản lý thậm chí còn có thể phát hiện các lỗi có nguy cơ xảy ra và cảnh báo người vận hành để loại bỏ tổn thất.

Còn theo ông Phú, ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ tại Việt Nam đang phát triển khi hội tụ cùng lúc nhiều điều kiện. Sự xuất hiện các nhà sản xuất quy mô lớn trên thế giới như Samsung, LG, Toyota, Honda, Canon, Brother... tại Việt Nam, một số cơ sở sản xuất này là trọng tâm trong cả hệ thống cung ứng sản xuất trên toàn thế giới.

Các nhà sản xuất, lắp ráp Việt Nam cũng đã phát triển đến quy mô lớn và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn sản xuất của thế giới. Hai điều kiện trên đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệm cung ứng, phụ trợ. Các yêu cầu về sản phẩm và năng suất cũng tăng lên. Đây chính là những yếu tố đã thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ phát triển cả về lượng và chất trong thời gian gần đây.

♦ CÁC TIN KHÁC
Lịch sử sản xuất giấy  (10-01-2019)
Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử lâu đời hàng nghìn năm. Từ thời cổ đại, người Ai Cập đã biết làm ra giấy từ sợi của cây Papyrus mọc bên bờ sông Nil.
LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG KHĂN GIẤY ĐÚNG CÁCH  (09-01-2019)
Giấy vệ sinh là thứ không thể không dùng trong đời sống hằng ngày, nhưng chúng đã bị dùng sai chức năng như dùng khăn ướt làm giấy vệ sinh, hoặc dùng giấy vệ sinh để lau miệng.
Những bộ trang phục thời trang bằng giấy của cô bé thiết kế 4 tuổi  (05-01-2019)
Cô bé đã quá chán với những bộ váy búp bê dành cho trẻ con và quyết định phải tự thiết kế cho mình những bộ trang phục bằng giấy đầy ấn tượng với sự giúp đỡ của mẹ
270 CONTAINER RƠI XUỐNG BIỂN VÌ THỜI TIẾT XẤU  (05-01-2019)
Một cơn bão tại vùng biển gần đảo Borkum (Đức) trên biển Bắc đã khiến 270 container trên một trong những tàu chở hàng lớn nhất thế giới rơi xuống biển. Trong số này, có 3 conntainer chứa vật liệu nguy hiểm.
Chọn giấy gói thực phẩm an toàn.  (04-01-2019)
Hiện nay, nhu cầu ăn uống take away rất phổ biến, đồng thời nhu cầu về sức khỏe cũng ngày càng được nâng cao. Chính vì thế, các sản phẩm bao gói rất được chú trọng. Trong đó, giấy gói thực phẩm là mặt hàng rất thông dụng, nó không những phải đảm bảo các tiêu chí về sự an toàn thực phẩm, mẫu mã chất lượng cao, mà thiết kế còn phải đẹp.