VỐN ĐỔ VÀO BẤT ĐỘNG SẢN ĐẨY MẠNH LỰC LƯỢNG NHÂN SỰ

Số liệu của Tổng cục Thống kê tính từ đầu năm đến 20/7 cho biết, vốn đăng ký của các dự án cấp mới ngành bất động sản đạt 842,7 triệu USD, chiếm 10,2% tổng vốn đăng ký. Trong khi đó, góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào ngành này đạt 754,8 triệu USD, chiếm 8,9% tổng vốn. Đây là ngành hút lượng vốn ngoại lớn, chỉ đứng sau lĩnh vực chế biến, chế tạo.

Cùng với đó, vốn ngoại đổ vào xây dựng nhà máy đã kéo theo sự lên ngôi của bất động sản công nghiệp. Hàng loạt công ty mở rộng văn phòng cũng tác động tới nhu cầu bất động sản cho thuê. Các yếu tố này đẩy nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành bất động sản tăng theo.

Còn theo ghi nhận của Navigos Search trong 'Báo cáo thị trường tuyển dụng cấp trung và cấp cao quý II/2019', 6 tháng trở lại đây, FDI đổ vào bất động sản thương mại phần nào kích thích sự phát triển của phân khúc này. Quý vừa rồi, ngoài Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM thì Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Thuận, Vũng Tàu... cũng trỗi dậy là điểm thu hút các nhà đầu tư.

 

Mạng tuyển dụng này nhận định, các tập đoàn trong ngành đang có nhu cầu tuyển dụng các vị trí chủ chốt hoặc các vị trí thay thế mới, do ứng viên hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu. Dự báo 6 tháng cuối năm, nhu cầu tuyển dụng của lĩnh vực bất động sản tiếp tục ổn định. Các tập đoàn có ý định mở rộng sẽ tuyển những nhân sự cấp cao chủ chốt. Các chuyên gia nước ngoài cũng được 'săn lùng' cho các vị trí liên quan đến kỹ thuật và quản lý vận hành bất động sản.

Báo cáo của Navigos Search cũng cho biết, do làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam 6 tháng trở lại đây và đầu tư FDI vào ngành công nghiệp sản xuất, ngành hóa chất phụ trợ cũng tăng cao đột biến về nhu cầu tuyển dụng. So với quý trước, nhu cầu tuyển dụng  đã tăng hơn gấp 3 lần.

Navigos đánh giá, các hiệp định thương mại được thông qua gần đây mở ra tiềm năng đầu tư vào các dịch vụ chuyên nghiệp như hậu mãi, quảng cáo, tư vấn nhân sự, dịch vụ sức khỏe.... Theo ghi nhận, nhu cầu thăm dò, tìm hiểu về tuyển dụng của các nhà đầu tư mới có ý định mở công ty hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, thuộc lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp, tăng 50% so với những tháng trước.

Đối với ngành dệt may, da giày, các doanh nghiệp sản xuất phục vụ cho xuất khẩu của Trung Quốc đang dịch chuyển các đơn hàng sản xuất từ Việt Nam sang các nước khác như Malaysia, Bangladesh, Indonesia,...do chi phí sản xuất cạnh tranh hơn. Doanh số bền vững từ Việt Nam mang lại cho các doanh nghiệp này được đánh giá chỉ vẫn ở dạng "tiềm năng".

Các công ty lớn của Mỹ trong lĩnh vực vật liệu công nghệ cao thì đang khảo sát thị trường và tìm hiểu luật pháp Việt Nam cho việc đặt nhà máy. Tuy nhiên, họ chỉ mới dừng lại ở mức thăm dò vì đang chờ đợi các quyết định cuối cùng từ cuộc đàm phán thương mại.

Tuy nhiên, làn sóng dịch chuyển từ Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại vào quý II/2019 do cạnh tranh chi phí nhân công và đàm phán thương mại của Mỹ - Trung liên tục biến động.

Dù vậy, nhu cầu tuyển dụng tại các khu công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao ở Bình Dương, Biên Hòa vẫn tiếp tục tăng và ổn định nhờ vào nhu cầu gia tăng sản xuất phục vụ xuất khẩu.

♦ CÁC TIN KHÁC
Chứng khoán thế giới đỏ lửa sau diễn biến bất ngờ cuộc họp Trump - Kim  (28-02-2019)
Sắc đỏ bao trùm các thị trường chứng khoán chính của châu Á và cả những chỉ số tương lai sau diễn biến bất ngờ từ cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh gây rối loạn hệ thần kinh.  (28-02-2019)
Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ đã chứng minh được mối liên hệ giữa các rối loạn tâm thần và chất lượng dinh dưỡng kém, bao gồm việc tiêu thụ ít rau quả tươi, sở thích ăn khoai tây chiên và dùng nhiều đường.
Mexico đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng trong CPTPP  (27-02-2019)
Chính phủ và doanh nghiệp Mexico đánh giá với trên 95 triệu người tiêu dùng cùng tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân hơn 7%/năm, Việt Nam là một thị trường xuất khẩu tiềm năng trong khối các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Doanh nghiệp Mỹ rót 170 triệu USD sản xuất linh kiện máy bay tại Đà Nẵng- Việt Nam.  (27-02-2019)
Tập đoàn UAC của Mỹ vừa quyết định đầu tư 170 triệu USD để sản xuất thân máy bay và động cơ Rolls Royce tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.
DOANH NGHIỆP VỐN HÓA TỈ ĐO TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.  (26-02-2019)
Hiện đã có 32 doanh nghiệp có vốn hóa từ 1 tỉ USD trở lên đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.