VIỆT NAM TIẾT KIỆM HÀNG NGHÌN TỶ ĐỒNG TỪ CẮT GIẢM THỦ TỤC KINH DOANH.

Theo đánh giá của WB, nhờ cắt giảm hàng nghìn điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành..., Việt Nam đã tiết kiệm 6.300 tỷ đồng trong năm 2018.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến về kết quả cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, một cửa, một cửa liên thông 4 tháng đầu năm 2019.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã cắt giảm hàng nghìn điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành… giúp Việt Nam năm 2017 đã tiết kiệm 4.000 tỷ đồng; năm 2018 tiết kiệm 6.300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo yêu cầu của Thủ tướng, năm nay việc cải cách phải thực chất hơn, cắt giảm nhanh hơn. Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trước ngày 20/5 phải hoàn thành việc công bố, công khai điều kiện kinh doanh, sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành sau cắt giảm trên tinh thần đúng hạn và thực chất, không bị phát sinh thêm điều kiện mới.

Bộ NN&PTNT thực hiện cắt giảm 173 trên tổng số 345 điều kiện; cắt giảm, đơn giản hóa hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành từ 7.698 dòng hàng xuống còn 1.768 dòng hàng. Việc cắt giảm, đơn giản hóa hàng hóa xuất – nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính có liên quan tới nhập khẩu hàng hóa.

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh cũng như cắt giảm các thủ tục hành chính, là một trong những công việc trọng tâm của Bộ nhiều năm gần đây và tiếp tục được thực hiện trong năm 2019. Đến nay, các đơn vị liên quan đến thủ tục hành chính đều được giao thực hiện công việc này và đây là công việc thường xuyên, bắt buộc phải làm.

Các thủ tục hành chính, điều kiện cắt giảm đầu tư kinh doanh đều thể hiện trong văn bản pháp luật. Việc thực hiện cắt giảm này phải bắt đầu từ nhận thức của cán bộ công chức, từ các cấp lãnh đạo sau đó được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật. Việc cắt giảm này có sự phản biện của xã hội, các cộng đồng doanh nghiệp để bảo đảm thực chất góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho nông nghiệp cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

"Cần tiếp tục tạo môi trường thuận lợi trước hết là cải cách các thủ tục hành chính, chuyển từ kiểm soát đánh giá các mặt hàng xuất nhập khẩu từ tiền kiểm sang đánh giá rủi ro và hậu kiểm là chính. Cùng với đó, tiếp tục cung ứng các dịch vụ hành chính mức độ 4 thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ 1 cửa của Bộ NN&PTNT và 1 cửa liên thông với hải quan, từ đó để giảm hơn nữa các thủ tục và nâng cao môi trường, giảm chi phí cho doanh nghiệp và minh bạch cũng như giảm những cơ hội có phát sinh tiêu cực và những nhiễu trong việc quản lý Nhà nước", Thứ trưởng Hà Công Tuấn khẳng định.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
NHỮNG THÓI QUEN ĐƯỢC CHO LÀ LÀNH MẠNH NHƯNG THỰC CHẤT LẠI CHẲNG  (19-08-2019)
Dưới đây là 6 lời khuyên chúng ta rất thường được nghe từ cha mẹ hay những người lớn xung quanh với niềm tin chúng thật sự "heathy và balanced". Thế nhưng sự thật không hẳn như vậy.
CÁC LOẠI ĐÀO TRUNG QUỐC NGẬP CHỢ, CHỊ EM MUA VỀ LÀM TRÀ GIẢI NHIỆT  (17-08-2019)
Đào Trung Quốc đang bán ngập chợ với đủ các loại khác nhau, từ đào trơn giòn cho đến những quả đào siêu to khổng lồ nặng cả cân.
THỊ TRƯỜNG ROBOT VIỆT NAM ĐỨNG THỨ 7 TRÊN THẾ GIỚI  (16-08-2019)
Thị trường robot tại Việt Nam hiện có khoảng 6 nhà cung cấp, hầu hết là các thương hiệu đến từ nước ngoài.
VỐN ĐỔ VÀO BẤT ĐỘNG SẢN ĐẨY MẠNH LỰC LƯỢNG NHÂN SỰ  (15-08-2019)
Vốn ngoại đổ vào bất động sản và xuất khẩu tăng trưởng giúp nhu cầu tuyển dụng ngành nhà đất và sản xuất tiếp tục tăng.
MỸ SẼ TỪ BỎ WTO NẾU ĐÓ LÀ ĐIỀU BẮT BUỘC PHẢI LÀM  (14-08-2019)
Ngày 13/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, Washington sẽ rút khỏi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nếu tổ chức này không cải thiện các điều kiện.