CƠN BÃO HÀNG NHÁI MADE IN VIỆT NAM.

Hiện tượng gian lận thương mại thông qua việc ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đã và đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất mà rộng hơn là đối với uy tín của hàng hóa Việt Nam tại thị trường trong nước nói riêng và trên thế giới nói chung.

Đối với các sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc nhưng lại ngang nhiên gắn mác “made in Viet Nam” thì khó lòng chấp được. Không có đơn vị nào đứng ra kiểm soát về chất lượng, ai dám đảm bảo chất lượng của các loại hàng hóa đó khi đến tay người tiêu dùng? Chưa kể nếu sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người thì chắc chắn, uy tín của hàng Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đồng thời, hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đây là điều kiện để hàng hóa Việt Nam vươn xa hơn trên thị trường thế giới đồng thời nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn về thuế suất, điều kiện xuất khẩu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng hàng hóa Việt Nam ngày càng cần được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa từ quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn khắt khe của các đối tác nhập khẩu hàng Việt Nam. Việc các loại hàng giả, hàng nhái kém chất lượng liên tiếp đội lốt hàng “made in Viet Nam” thì sẽ chỉ càng khiến cho uy tín và sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa bị sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế.

Nhận thức được các mối nguy cơ tiềm ẩn này, đòi hỏi người tiêu dùng và các cơ quan chức năng cần phải có cái nhìn tổng quát và đưa ra các kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn triệt để tình trạng gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ hàng hóa Việt Nam, trả lại cho thị trường Việt Nam các sản phẩm uy tín và chất lượng cao đồng thời giữ vững được niềm tin của người tiêu dùng cũng như uy tín của các doanh nghiệp sản xuất nội địa.

Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh việc hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Các quy định hiện hành dù đang được hoàn thiện để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam nhưng phạm vi điều chỉnh chủ yếu là nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và thương hiệu. Điều này đã và đang vô tình tạo nên kẽ hở để các đối tượng xấu lợi dụng nhằm đạt được mục đích riêng.

Các doanh nghiệp có hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng tới 60 triệu đồng theo Điều 13 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP, tùy vào giá trị hàng hóa.

Còn đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đến 90 triệu đồng theo Điều 14 của Nghị định trên, tùy vào giá trị hàng hóa.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
THẾ GIỚI CẦN KHUNG QUẢN LÝ CHẶT CHẼ VỀ CHỈNH SỮA GEN NGƯỜI.  (21-03-2019)
WHO kêu gọi thế giới thiết lập một khung kiểm soát chặt chẽ nhằm phát triển những tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý và giám sát hoạt động chỉnh sửa gen người.
ĐỀ CAO VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG NHÂN ĐẠO.  (20-03-2019)
Ngày Sức khỏe răng miệng thế giới là sự kiện quốc tế được tổ chức vào ngày 20/3 hằng năm, với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trên toàn cầu về vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng và tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng.
NHIỀU HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM.  (20-03-2019)
Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bản lẻ Việt Nam do Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) được tổ chức. Nhiều hạn chế, bất cập của thị trường bán lẻ Việt Nam đã được đưa ra thảo luận.
NHẬT BẢN CẤM BỐ MẸ ĐÁNH ĐÒN CON CÁI.  (19-03-2019)
Chính phủ Nhật Bản hôm nay (19/3) thông qua kế hoạch sửa đổi luật phòng chống lạm dụng trẻ em và cấm bố mẹ, người giám hộ trừng phạt thể xác con cái.
KHÁI NIỆM MARKETING SINH LỜI (PROFITABLE MARKETING).  (19-03-2019)
Khái niệm “marketing sinh lời” (Profitable Marketing) không mới đối với cộng đồng những người làm marketing quốc tế, nhưng vẫn còn tương đối mới mẻ tại thị trường Việt Nam.