CƠN BÃO HÀNG NHÁI MADE IN VIỆT NAM.

Hiện tượng gian lận thương mại thông qua việc ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đã và đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất mà rộng hơn là đối với uy tín của hàng hóa Việt Nam tại thị trường trong nước nói riêng và trên thế giới nói chung.

Đối với các sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc nhưng lại ngang nhiên gắn mác “made in Viet Nam” thì khó lòng chấp được. Không có đơn vị nào đứng ra kiểm soát về chất lượng, ai dám đảm bảo chất lượng của các loại hàng hóa đó khi đến tay người tiêu dùng? Chưa kể nếu sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người thì chắc chắn, uy tín của hàng Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đồng thời, hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đây là điều kiện để hàng hóa Việt Nam vươn xa hơn trên thị trường thế giới đồng thời nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn về thuế suất, điều kiện xuất khẩu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng hàng hóa Việt Nam ngày càng cần được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa từ quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn khắt khe của các đối tác nhập khẩu hàng Việt Nam. Việc các loại hàng giả, hàng nhái kém chất lượng liên tiếp đội lốt hàng “made in Viet Nam” thì sẽ chỉ càng khiến cho uy tín và sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa bị sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế.

Nhận thức được các mối nguy cơ tiềm ẩn này, đòi hỏi người tiêu dùng và các cơ quan chức năng cần phải có cái nhìn tổng quát và đưa ra các kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn triệt để tình trạng gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ hàng hóa Việt Nam, trả lại cho thị trường Việt Nam các sản phẩm uy tín và chất lượng cao đồng thời giữ vững được niềm tin của người tiêu dùng cũng như uy tín của các doanh nghiệp sản xuất nội địa.

Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh việc hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Các quy định hiện hành dù đang được hoàn thiện để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam nhưng phạm vi điều chỉnh chủ yếu là nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và thương hiệu. Điều này đã và đang vô tình tạo nên kẽ hở để các đối tượng xấu lợi dụng nhằm đạt được mục đích riêng.

Các doanh nghiệp có hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng tới 60 triệu đồng theo Điều 13 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP, tùy vào giá trị hàng hóa.

Còn đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đến 90 triệu đồng theo Điều 14 của Nghị định trên, tùy vào giá trị hàng hóa.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐT VIRUS.  (14-05-2019)
Mặc dù không phải ai cũng bị sốt khi bị nhiễm virus, nhưng sốt có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng chống lại nhiễm trùng. Hầu hết các bệnh do virus sẽ cải thiện theo thời gian và các phương pháp điều trị hỗ trợ như chườm mát và thuốc không kê đơn (OTC). Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể quá cao có thể cần được chăm sóc y tế.
TÁC DỤNG CỦA HẠT BÍ ĐỎ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE.  (14-05-2019)
Hạt bí ngô chứa các hợp chất thực vật phytosterol và chất chống oxy hóa, có thể giúp đánh bay gốc tự do và cải thiện sức khỏe của bạn.
VIỆT NAM LẦN ĐẦU ĐĂNG CAI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ MẠNG LƯỚI QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG TẠI CHÂU Á.  (10-05-2019)
Bộ Tài chính Việt Nam lần đầu đăng cai tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ 8 của Mạng lưới Quản lý Chi tiêu Công tại châu Á (PEMNA). Hội nghị được tổ chức tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh với chủ đề “Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”.
NHỮNG SAI LẦM GÂY CẢN TRỞ TRONG CÔNG VIỆC.  (10-05-2019)
Không có một lộ trình thăng tiến nào được vạch sẵn cho sự nghiệp của bạn. Tuy nhiên, bạn có những sai lầm cơ bản khiến bạn chậm chân hơn trên con đường đó.
THUẾ ĐÃ THANH TRA, KIỂM TOÁN ĐỐI CHIẾU TRUY THU CAO GẤP 19 LẦN.  (09-05-2019)
Qua kiểm toán hồ sơ đã kiểm tra thuế, đối chiếu thuế 144 DN được thanh tra, kiểm tra thuế, số tăng thu, giảm khấu trừ qua kiểm toán là 607 tỷ đồng, tức là bình quân 4,25 tỷ đồng/DN, cao hơn số cơ quan thuế truy thu 19 lần.