NHIỀU HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM.

Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bản lẻ Việt Nam do Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) được tổ chức. Nhiều hạn chế, bất cập của thị trường bán lẻ Việt Nam đã được đưa ra thảo luận.

Phát biểu tại Diễn đàn PGS.TS. Lê Xuân Đình, chia sẻ nhìn chung thị trường bán lẻ Việt Nam đến nay đã hội tụ nhiều nhà phân phối lớn trong và ngoài nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta trong giai đoạn 2011-2015 có mức tăng 11,38%/năm; giai đoạn 2016-2018 tăng 10,55%/năm. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ nay đến năm 2020 ước khoảng 13%/năm, giai đoạn 2021-2025 là 14%/năm.

“Thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển cũng chỉ mới là giai đoạn đầu, cơ hội còn rất nhiều cho những nhà đầu tư đến sau, nhất là các nhà bán lẻ có thương hiệu, có sự khác biệt và ứng dụng các công nghệ quản lý bán hàng phát triển nhanh như hiện nay trên thế giới. Ở giai đoạn từ năm 2018 – 2020 thực sự sẽ là giai đoạn tăng tốc cho các nhà bán lẻ ở thị trường nội địa. Đây cũng là thời điểm mà sự cạnh tranh mạnh mẽ sẽ quyết liệt hơn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài; giữa các kênh bán hàng hiện đại và các kênh bán hàng truyền thống”, ông Đình cho biết.

Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế, bất cập như thiếu một chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước một cách bền vững; thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường, thiếu chiến lược phát triển kinh doanh, tính chuyên nghiệp không cao, năng lực tài chính hạn chế, thiếu các dịch vụ hậu mãi…

Đặc biệt, hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ thiếu tính chuyên nghiệp từ công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, mạng lưới chưa rộng khắp và tương xứng với nhu cầu của khách hàng.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam đạt kết quả rất tốt (với doanh thu đạt 4,4 triệu tỉ đồng). Cả nước hiện có khoảng 8.600 chợ, hơn 1.000 siêu thị, và đây là kênh tốt để phân phối hàng hóa trong nước.

“Cần hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động thương mại thị trường trong nước, trong đó chú trọng phát triển thị trường bán lẻ gắn với phát triển bền vững; Chú trọng tăng tổng cầu trong nước, đẩy mạnh các hoạt động gắn kết lưu thông, liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa.

Cần phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ; Cải thiện môi trường kinh doanh và đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại bán lẻ trong nước; Đa dạng hóa các kênh phân phối, bảo đảm vận hành tốt các kênh trực tiếp và online và phát triển mạnh thương mại điện tử. Chú trọng hơn nữa việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại bán lẻ; Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thương mại”, bà Nga nhấn mạnh.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
KHI BỤNG ĐÓI KHÔNG NÊN SỬ DỤNG NHỮNG THỰC PHẨM SAU ĐÂY.  (07-06-2019)
Không nên ăn thực phẩm cay, nhiều đường, đồ uống lạnh hoặc có ga, rau sống, cà phê và trái cây có múi khi bụng đói.
VIỆT NAM BƯỚC ĐẦU GIA NHẬP CÔNG CUỘC ĐÔ THỊ THÔNG MINH.  (07-06-2019)
Theo JLL Việt Nam, các khu đô thị thông minh được chào bán bởi các chủ đầu tư trong nước đạt được tỷ lệ bán khá ấn tượng. Kể từ khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 2016, thị trường BĐS Hà Nội đã chào đón hơn 10.000 đơn vị nhà ở thông minh với tỷ lệ bán trung bình đạt 70%.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC KẾT THÚC PHIÊN GIAO DỊCH VỚI SẮC ĐỎ BAO PHỦ.  (07-06-2019)
Sau khoảng thời gian liên tục đảo chiều lên xuống thất thường, thị trường chứng khoán trong nước đã kết thúc phiên giao dịch với sắc đỏ bao phủ. Trong đó, chỉ số Vn-Index giảm hơn 3 điểm.
CẦN ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ NẤU PHÙ HỢP VỚI TỪNG NHÓM THỰC PHẨM KHÁC NHAU.  (27-05-2019)
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tùy vào loại thực phẩm và nhiệt độ khi chiên, xào hoặc chế biến ở nhiệt độ cao sẽ gây ra những tác động đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn.
TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT KHẨU.  (27-05-2019)
TP.HCM không ngừng mở rộng phương thức xuất khẩu hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.