Nhật Bản nới lỏng tiêu chuẩn đối với các điều dưỡng viên, hộ lý nước ngoài.

Nhằm thu hút thêm lao động từ các nước khác, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng các yêu cầu về ngoại ngữ đối với các thực tập sinh kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng. 

Nhật Bản đã cho phép các thực tập sinh nước ngoài thực tập trong lĩnh vực điều dưỡng ở nước này. Với việc bổ sung thêm lĩnh vực điều dưỡng vào chương trình thực tập sinh kỹ thuật, Chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ thu hút được các điều dưỡng viên từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Điều dưỡng viên người Việt được đào tạo tại Tokyo.

Tuy nhiên, cho đến tháng nay, mới chỉ có khoảng hơn 250 thực tập sinh nước ngoài làm việc trong lĩnh vực này. Nguyên nhân có thể là do các quy định về trình độ tiếng Nhật đối với các thực tập sinh trong lĩnh vực điều dưỡng cao hơn trong những lĩnh vực khác.

Theo hãng tin Kyodo, hiện nay, các điều dưỡng viên nước ngoài chỉ được gia hạn cư trú ở Nhật Bản với điều kiện họ vượt qua bài kiểm tra tiếng Nhật ở một trình độ nhất định sau khi tới nước này. Nếu bài kiểm tra không đạt điểm chuẩn, họ sẽ phải trở về nước. Vì vậy, các nguồn tin quan chức giấu tên cho biết chính phủ dự kiến sẽ cho phép các lao động này tiếp tục ở lại Nhật Bản thêm 2 năm với điều kiện họ cam kết tiếp tục học tiếng Nhật. Sự điều chỉnh quy định này có thể bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2019.

Ngoài việc nới lỏng yêu cầu về trình độ tiếng Nhật, từ tháng 4/2019, Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống cấp thị thực mới, theo đó nước này sẽ tiếp nhận thêm nhiều lao động nước ngoài, trong đó có lao động trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng.

Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện chương trình thực tập sinh kỹ thuật cho người nước ngoài từ năm 1993 nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đào tạo kỹ năng cho người lao động.

Cuối năm ngoái, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua một loạt biện pháp tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo đời sống cho lao động nước ngoài nhằm tháo gỡ tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng. Cụ thể, lao động các nước được cho là sẽ nhập cảnh thông qua hệ thống thị thực mới chủ yếu đến từ 9 nước châu Á gồm Campuchia, Indonesia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Lao động các nước này có thể làm việc trong 14 lĩnh vực, trong đó có xây dựng, kinh doanh nhà hàng, nông nghiệp và điều dưỡng.

Theo hệ thống thị thực mới, lao động nước ngoài, từ 18 tuổi trở lên, sẽ được tiếp nhận theo hai loại thị thực. Loại đầu tiên đòi hỏi người lao động có trình độ học vấn và kinh nghiệm nhất định, trong khi loại thứ hai dành cho nhóm có kỹ năng làm việc cao hơn.

Chính phủ Nhật Bản còn có kế hoạch thiết lập 100 trung tâm dịch vụ tư vấn bằng 11 thứ tiếng, trong đó có tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Việt, trên khắp Nhật Bản, cung cấp thông tin và tư vấn một loạt lĩnh vực trong đó có hệ thống thị thực, việc làm, dịch vụ y tế, chăm sóc con cái và giáo dục.

Nhằm hỗ trợ tối đa người lao động nước ngoài, Nhật Bản cũng sẽ sử dụng nhiều ngôn ngữ tại các bệnh viện, cơ sở công cộng, cũng như trong việc đưa ra khuyến cáo khẩn cấp về thảm họa tự nhiên.

Ngoài ra, Tokyo cũng đưa ra gói chính sách gồm 126 điểm nhằm hỗ trợ cuộc sống thường nhật của lao động nước ngoài, dành 22,4 tỷ yen (khoảng 201 triệu USD) để hỗ trợ các lao động nước ngoài trong tài khóa này và tài khóa 2019 (bắt đầu vào tháng 4 tới).

san xuat giay, khăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
Chỉ số Đổi mới Bloomberg 2019  (25-01-2019)
Xếp hạng Chỉ số Đổi mới Bloomberg 2019 khởi động với hơn 200 nền kinh tế. Mỗi nền kinh tế được tính theo thang điểm từ 0 đến 100 trên bảy khía cạnh có trọng số tương đương. Hãng tin Bloomberg lọc danh sách còn 95 nước và đăng tải 60 nước đứng đầu.
Cơ thể khỏe mạnh đúng nghĩa theo Tổ chức Y tế Thế giới.  (21-01-2019)
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng đối với sức khỏe cần định nghĩa chính xác như sau: "Sức khỏe là chỉ một loại thể trạng tốt đẹp thích ứng cả 3 phương diện: Sinh lý, tâm lý và xã hội. Nó không đơn giản là bạn không bị bệnh hoặc có thể chất cường tráng".
Những điều đơn giản, tạo nên hạnh phúc thật sự.  (19-01-2019)
Định nghĩa của nhà tâm lý học Tal Ben-Shahar: hạnh phúc là “tổng hoà trải nghiệm của sự vui vẻ và lẽ sống”. Nếu chỉ mình vui vẻ hay lẽ sống không thôi thì không phải là hạnh phúc toàn vẹn mà ta cần lẽ sống để cảm thấy rằng mình có mục đích tồn tại trên đời, và bạn cần sự vui vẻ để cảm thấy được hạnh phúc trong giây phút hiện tại. Chỉ cần thêm vào sự vui vẻ hoặc lẽ sống cho bản thân bạn thì bạn sẽ khám phá ra rằng mình không chỉ hạnh phúc hơn trong giây phút thực tại mà còn ở cả tương lai nữa.
Giá trị của túi đựng sản phẩm mang lại.  (14-01-2019)
Túi giấy làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, tạo nên nét cá biệt hóa cho sản phẩm. Các nhà kinh doanh có thể thoải mái thiết kế tạo điểm nhấn, in ấn logo hình ảnh sản phẩm dịch vụ của mình lên trên túi không chỉ giới thiệu sản phẩm định vị thương hiệu trong lòng khách hàng mà nó còn giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
20 điều bạn cần ghi nhớ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.  (13-01-2019)
Chúng ta, ai cũng mong muốn sống một cuộc đời thành công và hạnh phúc, nhưng điều đó không phải tự nhiên mà có được. Nếu bạn muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hãy ghi nhớ những điều dưới đây: