Nhật Bản nới lỏng tiêu chuẩn đối với các điều dưỡng viên, hộ lý nước ngoài.

Nhằm thu hút thêm lao động từ các nước khác, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng các yêu cầu về ngoại ngữ đối với các thực tập sinh kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng. 

Nhật Bản đã cho phép các thực tập sinh nước ngoài thực tập trong lĩnh vực điều dưỡng ở nước này. Với việc bổ sung thêm lĩnh vực điều dưỡng vào chương trình thực tập sinh kỹ thuật, Chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ thu hút được các điều dưỡng viên từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Điều dưỡng viên người Việt được đào tạo tại Tokyo.

Tuy nhiên, cho đến tháng nay, mới chỉ có khoảng hơn 250 thực tập sinh nước ngoài làm việc trong lĩnh vực này. Nguyên nhân có thể là do các quy định về trình độ tiếng Nhật đối với các thực tập sinh trong lĩnh vực điều dưỡng cao hơn trong những lĩnh vực khác.

Theo hãng tin Kyodo, hiện nay, các điều dưỡng viên nước ngoài chỉ được gia hạn cư trú ở Nhật Bản với điều kiện họ vượt qua bài kiểm tra tiếng Nhật ở một trình độ nhất định sau khi tới nước này. Nếu bài kiểm tra không đạt điểm chuẩn, họ sẽ phải trở về nước. Vì vậy, các nguồn tin quan chức giấu tên cho biết chính phủ dự kiến sẽ cho phép các lao động này tiếp tục ở lại Nhật Bản thêm 2 năm với điều kiện họ cam kết tiếp tục học tiếng Nhật. Sự điều chỉnh quy định này có thể bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2019.

Ngoài việc nới lỏng yêu cầu về trình độ tiếng Nhật, từ tháng 4/2019, Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống cấp thị thực mới, theo đó nước này sẽ tiếp nhận thêm nhiều lao động nước ngoài, trong đó có lao động trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng.

Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện chương trình thực tập sinh kỹ thuật cho người nước ngoài từ năm 1993 nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đào tạo kỹ năng cho người lao động.

Cuối năm ngoái, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua một loạt biện pháp tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo đời sống cho lao động nước ngoài nhằm tháo gỡ tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng. Cụ thể, lao động các nước được cho là sẽ nhập cảnh thông qua hệ thống thị thực mới chủ yếu đến từ 9 nước châu Á gồm Campuchia, Indonesia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Lao động các nước này có thể làm việc trong 14 lĩnh vực, trong đó có xây dựng, kinh doanh nhà hàng, nông nghiệp và điều dưỡng.

Theo hệ thống thị thực mới, lao động nước ngoài, từ 18 tuổi trở lên, sẽ được tiếp nhận theo hai loại thị thực. Loại đầu tiên đòi hỏi người lao động có trình độ học vấn và kinh nghiệm nhất định, trong khi loại thứ hai dành cho nhóm có kỹ năng làm việc cao hơn.

Chính phủ Nhật Bản còn có kế hoạch thiết lập 100 trung tâm dịch vụ tư vấn bằng 11 thứ tiếng, trong đó có tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Việt, trên khắp Nhật Bản, cung cấp thông tin và tư vấn một loạt lĩnh vực trong đó có hệ thống thị thực, việc làm, dịch vụ y tế, chăm sóc con cái và giáo dục.

Nhằm hỗ trợ tối đa người lao động nước ngoài, Nhật Bản cũng sẽ sử dụng nhiều ngôn ngữ tại các bệnh viện, cơ sở công cộng, cũng như trong việc đưa ra khuyến cáo khẩn cấp về thảm họa tự nhiên.

Ngoài ra, Tokyo cũng đưa ra gói chính sách gồm 126 điểm nhằm hỗ trợ cuộc sống thường nhật của lao động nước ngoài, dành 22,4 tỷ yen (khoảng 201 triệu USD) để hỗ trợ các lao động nước ngoài trong tài khóa này và tài khóa 2019 (bắt đầu vào tháng 4 tới).

san xuat giay, khăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC?  (16-03-2019)
Nếu như trước đây, DN chỉ cần có một website là đã có thể bán hàng thì khi chuyển sang thương mại di động, thách thức đầu tiên là làm thế nào tiếp cận được với khách hàng.
Bitcoin có thể trở lại mức giá kỷ lục 20.000 USD  (09-03-2019)
Tại sàn Bitstamp lúc 7h00 sáng nay 8/3, giá Bitcoin tăng nhẹ 0,1% lên 3.860,6 USD. Theo dữ liệu của Coin Market Cap, trong 24 giờ qua, giá đồng coin này đã tăng trưởng 0,06%, tiến sát về mức 3.911 USD/BTC. Vốn hóa thị trường nhờ đó cũng tăng nhẹ lên 68,7 tỷ USD. Trải qua một năm không mấy tốt đẹp, các công ty khai thác Bitcoin bắt đầu có doanh thu tốt trở lại sau khi giá Bitcoin hồi phục thời gian gần đây.
7 KỸ NĂNG CỰC KỲ QUANG TRỌNG KHI ĐI DU LỊCH MỘT MÌNH.  (09-03-2019)
Không có một người đồng hành đi cùng, bạn có vẻ dễ bị tổn thương trước các nguy cơ lừa đảo, lạc đường, bắt cóc, cũng như các vấn đề về sức khoẻ. Nhưng đi đông người chưa chắc đã an toàn hơn, nếu cả đám người ấy không có các kỹ năng đi, không có khả năng tìm hiểu và nắm được các thông tin liên quan đến hành trình và nơi mình đang có mặt.
HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT DO MUỖI GÂY RA.  (08-03-2019)
Sốt rét chính là nguyên nhân gây nên cái chết của gần 1 triệu người dân châu Phi mỗi năm. Nhất là ở những khu vực còn kém phát triển, những căn nhà lụp xụp, kênh rạch mất vệ sinh chính là điều kiện để muỗi sinh sôi nảy nở.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHAI GIA NHẬP CPTPP.  (08-03-2019)
Để tận dụng được lợi ích từ Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ chặt chẽ những quy định liên quan tới xuất xứ hàng hóa.