Các đại gia Việt ồ ạt tung tiền vào một lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Trên thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang khiến nền kinh tế toàn cầu thay đổi nhanh chóng, nhiều công việc đã được máy móc thay thế. Giáo dục do vậy cũng thay đổi. Việc khu vực tư nhân tham gia vào phát triển giáo dục được đánh giá là có nhiều điểm ưu việt, trong đó có chất lượng giáo dục tốt, sát hơn với thực tế, học sinh sinh viên có kỹ năng cao hơn.

Tại Việt Nam, xu hướng các đại gia Việt tham gia vào giáo dục có những nét khác biệt. Nhiều đơn vị chưa chú trọng vào lợi nhuận thu được từ mảng này và coi đây như một mảng dịch vụ bổ sung cho các lĩnh vực khác, trong đó có mảng bất động sản. Giáo dục sẽ là giá trị gia tăng cho các khu đô thị do các tập đoàn này xây dựng nên.

Về dài hạn, giáo dục cũng sẽ mang đến lợi nhuận to lớn cho các đại gia này.

Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết vừa có động thái chính thức bước vào lĩnh vực giáo dục dân lập, một lĩnh vực mà theo The Economist, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Trong dự án mới nhất của FLC, Đại học FLC được lấy làm hạt nhân trung tâm, xung quanh các các khu nghỉ dưỡng cao cấp, đô thị thông minh, khu thương mại dịch vụ...

Theo đó, FLC đã khởi công khu đô thị đại học FLC tại Khu đô thị Đại học FLC Quảng Ninh, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trường Đại học FLC được Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt chủ trương thành lập vào ngày 3/6/2019. 

Trước đó, giới đầu tư đã chứng kiến một loạt các đại gia Việt đổ tiền vào lĩnh vực giáo dục như Vingroup của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng, FPT của ông Trương Gia Bình, TTC của nhà ông Đặng Văn Thành, TH của bà Thái Hương,...

Chỉ sau 5 năm hoạt động, Vinschool của ông Phạm Nhật Vượng năm 2018 đã trở thành hệ thống giáo dục lớn nhất Việt Nam 26 cơ sở, 23 ngàn học sinh, với doanh thu đạt gần 1,5 ngàn tỷ đồng.

Vingroup của ông Vượng cũng đã mở đại học VinUni với vị hiệu trưởng đầu tiên là bậc thầy diễn giảng tại trường hàng đầu nước Mỹ. Vingroup cũng mở học viện đào tạo phi công để phục vụ cho lĩnh vực hàng không.

Gia đình ông Đặng Văn Thành cũng đã xây dựng được một hệ thống giáo dục lớn TTC Edu, nhưng gần đây bán lại mảng giáo dục cho quỹ đầu tư đến từ Malaysia: Navis Capital Partners.

Không chỉ trường học, các đại gia Việt còn mở các trung tâm nhiều loại, trong đó có tiếng Anh như hệ thống Apax English của Shark Thủy.

Theo số liệu từ Oxford Economics, trong năm 2018, Việt Nam đã chi tất cả 9 tỷ USD cho giáo dục và giáo dục dân lập của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới với số lượng trường dân lập số học sinh, sinh viên tăng mạnh.

 

 

♦ CÁC TIN KHÁC
LÝ DO NGĂN ĐÔNG NAM Á TRỞ THÀNH CÔNG XƯỞNG CỦA THÉ GIỚI.  (15-04-2019)
Làn sóng các công ty chạy khỏi Trung Quốc làm dấy lên hy vọng khu vực Đông Nam Á lân cận sẽ trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới nhưng tự động hóa đang cản trở điều đó.
CỐ GẮNG NGĂN CHẶN ĐẠI DỊCH CO ĐƠN ĐANG DIỄN RA TRÊN KHẮP THẾ GIỚI DÙ LÀ NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.  (15-04-2019)
Số liệu của Statistic Korea cho thấy hàn Quốc có đến 5,6 triệu hộ gia đình đơn thân năm 2017, chiếm 29% tổng số hộ gia đình toàn quốc, cao hơn rất nhiều tỷ lệ 15,5% năm 2000. Hãng Statistic Korea thậm chí dự báo con số này có thể đạt 36% năm 2045.
NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU SẼ SUY GIẢM TỒI TỆ NHẤT TRONG 8 NĂM.  (15-04-2019)
Khó lòng lạc quan khi khoảng 70% nền kinh tế toàn cầu (đánh giá dựa trên GDP) được dự báo sẽ phải chứng kiến sự sụt giảm, theo báo cáo mới nhất của IMF. Kể từ năm 2011, đây được coi là cuộc suy thoái đồng bộ có độ phủ sóng cao nhất.
CÔNG CUỘC BÁN LẺ CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.  (14-04-2019)
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với sự tham gia của nhiều nhà phân phôi lớn. Tuy nhiên, dư địa thị trường vẫn còn nhiều cơ hội cho những người đến sau nếu họ biết tận dụng công nghệ và sự khác biệt.
AL VÀ BLOCKCHAIN TẠO RA GIÁ TRỊ ĐỘT PHÁ CHO DOANH NGHIỆP.  (14-04-2019)
Trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain đang len lỏi thông qua các ứng dụng trong đời sống, tạo giá trị đột phá cho doanh nghiệp và xã hội.