Các đại gia Việt ồ ạt tung tiền vào một lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Trên thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang khiến nền kinh tế toàn cầu thay đổi nhanh chóng, nhiều công việc đã được máy móc thay thế. Giáo dục do vậy cũng thay đổi. Việc khu vực tư nhân tham gia vào phát triển giáo dục được đánh giá là có nhiều điểm ưu việt, trong đó có chất lượng giáo dục tốt, sát hơn với thực tế, học sinh sinh viên có kỹ năng cao hơn.

Tại Việt Nam, xu hướng các đại gia Việt tham gia vào giáo dục có những nét khác biệt. Nhiều đơn vị chưa chú trọng vào lợi nhuận thu được từ mảng này và coi đây như một mảng dịch vụ bổ sung cho các lĩnh vực khác, trong đó có mảng bất động sản. Giáo dục sẽ là giá trị gia tăng cho các khu đô thị do các tập đoàn này xây dựng nên.

Về dài hạn, giáo dục cũng sẽ mang đến lợi nhuận to lớn cho các đại gia này.

Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết vừa có động thái chính thức bước vào lĩnh vực giáo dục dân lập, một lĩnh vực mà theo The Economist, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Trong dự án mới nhất của FLC, Đại học FLC được lấy làm hạt nhân trung tâm, xung quanh các các khu nghỉ dưỡng cao cấp, đô thị thông minh, khu thương mại dịch vụ...

Theo đó, FLC đã khởi công khu đô thị đại học FLC tại Khu đô thị Đại học FLC Quảng Ninh, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trường Đại học FLC được Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt chủ trương thành lập vào ngày 3/6/2019. 

Trước đó, giới đầu tư đã chứng kiến một loạt các đại gia Việt đổ tiền vào lĩnh vực giáo dục như Vingroup của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng, FPT của ông Trương Gia Bình, TTC của nhà ông Đặng Văn Thành, TH của bà Thái Hương,...

Chỉ sau 5 năm hoạt động, Vinschool của ông Phạm Nhật Vượng năm 2018 đã trở thành hệ thống giáo dục lớn nhất Việt Nam 26 cơ sở, 23 ngàn học sinh, với doanh thu đạt gần 1,5 ngàn tỷ đồng.

Vingroup của ông Vượng cũng đã mở đại học VinUni với vị hiệu trưởng đầu tiên là bậc thầy diễn giảng tại trường hàng đầu nước Mỹ. Vingroup cũng mở học viện đào tạo phi công để phục vụ cho lĩnh vực hàng không.

Gia đình ông Đặng Văn Thành cũng đã xây dựng được một hệ thống giáo dục lớn TTC Edu, nhưng gần đây bán lại mảng giáo dục cho quỹ đầu tư đến từ Malaysia: Navis Capital Partners.

Không chỉ trường học, các đại gia Việt còn mở các trung tâm nhiều loại, trong đó có tiếng Anh như hệ thống Apax English của Shark Thủy.

Theo số liệu từ Oxford Economics, trong năm 2018, Việt Nam đã chi tất cả 9 tỷ USD cho giáo dục và giáo dục dân lập của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới với số lượng trường dân lập số học sinh, sinh viên tăng mạnh.

 

 

♦ CÁC TIN KHÁC
THỰC ĐƠN GIÚP GIẢM 11 TRIỆU CA TỬ VONG SỚM MỖI NĂM TRÊN THẾ GIỚI.  (16-05-2019)
37 chuyên gia đến từ 16 quốc gia đã nghiên cứu và xây dựng một thực đơn cho bữa ăn lành mạnh và thân thiện với môi trường, giúp hạn chế được khoảng 11 triệu ca tử vong sớm mỗi năm.
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT PHỤC HÒA NHÃ CỦA NGƯỜI DO THÁI.  (16-05-2019)
Giao thiệp với người Do Thái, bạn sẽ thấy họ luôn giữ một gương mặt tươi cười. Bất kể việc buôn bán có thành công hay không.
QUẢN TRỊ PHẢI BẰNG TRÁI TIM CHỨ ĐỪNG QUẢN TRỊ VÌ PHÁP LUẬT.  (16-05-2019)
Vượt trên sự tuân thủ luật pháp, nhấn mạnh hiệu quả thực chất của quản trị công ty là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh.
LỜI TỪ CHỐI ĐÚNG LÚC ĐỂ TRÁNH BẤT LỢI CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI KHÁC.  (15-05-2019)
Có nhiều biểu hiện chứng tỏ một người đã trưởng thành. Một trong những biểu hiện tiêu biểu đó là biết cách nói lời từ chối đúng lúc để tránh gây những bất lợi cho mình và cho người khác.
VIỆT NAM TIẾT KIỆM HÀNG NGHÌN TỶ ĐỒNG TỪ CẮT GIẢM THỦ TỤC KINH DOANH.  (15-05-2019)
Theo đánh giá của WB, nhờ cắt giảm hàng nghìn điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành..., Việt Nam đã tiết kiệm 6.300 tỷ đồng trong năm 2018.