CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI NHẬT HÀN

Nhật Bản ngày 9/7 bác bỏ lời kêu gọi của Hàn Quốc về xóa bỏ hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng công nghệ cao, đẩy leo thang căng thẳng giữa hai nước trong một mâu thuẫn ngoại giao đã kéo dài nhiều thập kỷ.

Tuần trước, Nhật Bản tuyên bố hạn chế xuất khẩu đối với 3 nguyên liệu sử dụng cho màn hình smartphone và con chip. Lý do của lệnh cấm này là mâu thuẫn giữa Tokyo với Seoul về vấn đề người Hàn Quốc bị ép buộc làm việc cho các công ty Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Căng thẳng này có nguy cơ gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu về chip nhớ và điện thoại thông minh (smartphone) - hãng tin Reuters cho hay.

Động thái của Nhật Bản có thể gây ảnh hưởng lớn đến các tập đoàn công nghệ lớn của Hàn Quốc như Samsung Electronics và SK Hynix, qua đó cho thấy tầm quan trọng của Nhật Bản đối với một bộ phận sống còn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Thông qua lệnh cấm, Chính phủ Nhật Bản sử dụng vị thế này để làm "lá bài mặc cả" với Hàn Quốc.

"Liệu Nhật Bản có thực thi các biện pháp bổ sung hay không tùy thuộc vào sự phản hồi của Hàn Quốc", Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko phát biểu tại một cuộc họp báo. Ông Seko cũng tuyên bố Toyko "chưa hề nghĩ tới" việc rút lại lệnh cấm đã đưa ra và nói lệnh cấm này không vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tại Seoul, một quan chức Chính phủ Hàn Quốc cho biết Bộ Ngoại giao nước này dự kiến sẽ trao đổi với phía Mỹ về lệnh cấm của Nhật Bản. Bộ trưởng Bộ Thương mại Hàn Quốc cũng đang cân nhắc sang Mỹ để làm việc về vấn đề này.

Phát biểu của ông Seko được xem là câu trả lời đối với lời kêu gọi của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người vào hôm thứ Hai kêu gọi Nhật Bản rút lệnh cấm. Ông Moon cũng nói Hàn Quốc không loại trừ khả năng có biện pháp trả đũa vì những thiệt hại mà lệnh cấm của Nhật Bản gây ra đối với các công ty Hàn Quốc. Biện pháp hạn chế mà Nhật Bản đưa ra buộc các nhà xuất khẩu của nước này phải xin giấy phép cho mỗi lô hàng thuộc 3 nguyên liệu trên được xuất khẩu sang Hàn Quốc. Thời gian chờ được cấp phép vào khoảng 90 ngày.

Tơ báo Yomiuri của Nhật Bản ngày 9/7 nói rằng Tokyo và Seoul có thể tiến hành đàm phán trong tuần này về về biện pháp hạn chế xuất khẩu của Nhật đối với Hàn Quốc.

Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc vốn không êm ả bởi những vấn đề trong quá khứ khi Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945. Trong khoảng thời gian đó, nhiều người bản xứ đã bị ép làm việc cho các công ty Nhật Bản và một số lượng lớn phụ nữ bản xứ bị đưa vào các nhà thổ thời chiến để mua vui cho lính Nhật.

Tháng 10 năm ngoái, một tòa án Hàn Quốc ra phán quyết yêu cầu hãng thép Nippon Steel của Nhật Bản phải bồi thường cho những lao động trước đây bị ép buộc làm việc cho công ty này. Nhật Bản nổi giận vì phán quyết này, nói rằng vấn đề lao động bị ép buộc đã được giải quyết đầy đủ vào năm 1965 khi hai nước nối lại quan hệ ngoại giao.

♦ CÁC TIN KHÁC
LOẠI NƯỚC UỐNG MANG LẠI GIẤC NGỦ NGON  (18-04-2019)
Có nhiều cách để có một giấc ngủ ngon . Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên mệt mỏi và mất ngủ, hãy bổ sung những thức uống dưới đây.
HÃY CHÚ Ý NHỮNG DẤU HIỆU SAU ĐÂY ĐỂ KHÁM VÀ PHÁT HIỆN BỆNH KỊP THỜI.  (17-04-2019)
Có nhiều bệnh ung thư phát triển trong cơ thể không gây đau, không có cảm giác khác lạ đặc biệt, khiến cho người bệnh không nghi ngờ, chủ quan. Vì vậy, hãy chú ý những dấu hiệu sau đây để khám và phát hiện bệnh kịp thời.
GIẢM LƯỢNG NATRI TRONG MUỐI ĂN.  (17-04-2019)
Các nhà khoa học tại Đại học bang Washington (Mỹ) đã tìm ra cách làm cho khoai tây chiên có vị mặn nhưng không chứa muối.
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỂ BẠN NHẬN RA CƠ HỘI NHANH NHẠY HƠN.  (17-04-2019)
Người ta thường nghĩ để cải thiện trí óc theo hướng tích cực và từ đó nhận ra nhiều cơ hội xung quanh là một điều gì đó không hề dễ dàng. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu 10 cách rèn luyện sau sẽ giúp bạn trở nên nhanh nhạy để nhận ra cơ hội khi chúng đến.
TRẦM CẢM KHI MANG THAI VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC.  (17-04-2019)
Mang thai được xem là một trong những khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của người phụ nữ. Nhưng với một số khác, chứng trầm cảm khi mang thai đã tước đoạt niềm hạnh phúc của những người sắp làm mẹ.