TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI ĂN GÌ VÀO BUỔI SÁNG?

Trung Quốc: Nhiều trẻ em Trung Quốc bắt đầu ngày mới bằng một bát cháo ấm. Để có một bát cháo ngon và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, bố mẹ sẽ dùng nhiều nguyên liệu khác nhau như trứng, rau, hành, thịt, xá xíu, củ cải muối…

Thổ Nhĩ Kỳ: Bữa sáng của trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ thường là bánh mì nâu. Nó cũng được ăn kèm với rất nhiều món khác như ô liu xanh và đen, mứt nutella, trứng luộc, bơ ngâm mật ong, mứt dâu và pho mát.

Philippines: Bữa ăn sáng của trẻ ở nước này thường được bắt đầu vào khoảng 7h- 7h30. Bố mẹ Philippines coi trọng bữa sáng dành cho trẻ nên họ chuẩn bị rất chu đáo. Thông thường một bữa sáng của trẻ có cơm chiên tỏi, cá xông khói, trứng, thịt bò, thịt xông khói, hotdog, trái cây theo mùa, hoặc bánh mì tươi. Sau khi dùng xong bữa sáng, trẻ sẽ được uống một cốc cacao nóng hoặc trà.

Nhật Bản: Dù là quốc gia châu Á, bữa sáng của các bé ở Nhật được đánh giá là sự kết hợp hài hòa giữa cả ẩm thực phương Tây và phương Đông. Một bữa sáng phổ biến cho trẻ ở đất nước mặt trời mọc là ớt xanh xào với cá khô, nước tương, hạt vừng; trứng sống trộn với nước tương ăn kèm cơm nóng; kinpira - củ sen, rễ cây ngưu bàng xào cà rốt và dầu hạt mè; súp miso và sữa tươi. Tráng miệng gồm nho và lê.

Hà Lan: Một ly sữa kèm bánh mì và bơ là thực đơn bữa sáng phổ biến cho trẻ em ở Hà Lan. Thông thường món bánh mì sẽ kết hợp với vụn chocolate, vani hoặc trái cây cắt nhỏ. Họ thường gọi những lát bánh mì phủ chocolate độc đáo này là "hagelslag".

 

Ấn Độ: Ở mỗi vùng khác nhau trẻ lại có một bữa sáng độc đáo và riêng biệt. Trẻ em ở miền Nam quốc gia này thường ăn cơm và bánh làm từ đậu lăng hoặc một bát cháo cay gọi là umpa. Trong khi đó, ở miền Bắc, trẻ thường ăn khrichi, món ăn được làm từ đậu lăng, gạo và các loại gia vị.

Việt Nam: Ở Việt Nam, cuộc sống bận rộn thường khiến các bà mẹ có rất ít thời gian để chuẩn bị bữa ăn sáng chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ lạm dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên, rán, bánh mì kẹp thịt, trong bữa sáng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe... Các thực phẩm này thường chứa hàm lượng chất béo khá cao, có thể làm hao hụt năng lượng của trẻ. Do lượng chất béo cao, chất xơ thấp, chúng rất khó tiêu hóa. Điều này làm chậm lại tốc độ hoạt động của các dưỡng chất thúc đẩy năng lượng trong cơ thể. Ngoài ra, các thực phẩm này khiến dạ dày của bé khó chịu, mất tập trung trong sinh hoạt, học tập.

♦ CÁC TIN KHÁC
NGUYÊN CỨU ƯỚC TÍNH LƯỢNG CHẤT THẢI NHỰA Ô NHIỄM MÀ CON NGƯỜI ĐÃ HẤP THỤ.  (11-06-2019)
Theo báo The Guardian (Anh), mỗi người trung bình ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một khối lượng tương tự, là nghiên cứu đầu tiên ước tính lượng chất thải nhựa ô nhiễm mà con người đã hấp thụ.
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM.  (10-06-2019)
Trong 3 năm tới, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Grab sẽ triển khai các lớp tập huấn an toàn thực phẩm trên địa bàn 4 thành phố trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP HCM
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP.  (10-06-2019)
Đối với DN, cần cải thiện tính minh bạch, công khai thông tin; nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, nâng cao khả năng áp dụng công nghệ… để tăng khả năng tiếp cận vốn.
TỶ GIA BIẾN ĐỘNG MẠNH.  (10-06-2019)
Việc phá giá VND sẽ mang lại nhiều tác hại hơn là lợi ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu CNY tiếp tục giảm giá mạnh so với USD, thì cũng nên xem xét giảm giá VND tương ứng.
SAU CỘT MỐC 10 NĂM CỦA CUỘC VÂN ĐỘNG ĐÂU TƯ, SẢN XUẤT HÀNG HÓA  (10-06-2019)
Việc các doanh nghiệp ngoại đang ngày càng “chiếm lĩnh” các kênh phân phối khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước e ngại bị lấn át trên chính “sân nhà”.