BIẾT SỬ DỤNG CÀ MUỐI CHUA ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHÔNG BỊ NGỘ ĐỘC.

Theo Đông y, cà pháo có vị ngọt tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng, tán huyết tiêu viêm, chỉ thống... được ứng dụng làm thức ăn vị thuốc chữa bệnh. Tuy vậy cà pháo tính hàn, hơi độc do đó cần chú ý khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả... Người mới ốm dậy, sức khỏe kém, người bị bệnh tăng nhãn áp... không nên dùng.

100g cà pháo cung cấp 1,5g protein (có đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể), 12mg canxi, 0,7mg sắt, 18mg magiê, 16mg phospho, 22,1g mg kali, 0,3mg kẽm. Ngoài ra nó còn chứa cả đồng và selen là các vi khoáng quý. Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C (3mg/100g), vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo. Riêng phần hạt cà đúng là có nhiều sợi lông nhỏ nên có thể là nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào công bố về tác hại này. Lượng sitosterol không đáng lưu tâm nhưng lại có solanin độc. Quả cà chưa chín có nhiều solanin hơn quả chín.

Dưới đây là một số bài thuốc điển hình:

- Trị bệnh đường tiêu hóa, đại tiểu tiện ra máu: cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g.

- Trị mụt nhọt, côn trùng đốt chống sưng, cầm đau nhức và không làm mủ: cà pháo tươi giã nát, cho vào một ít đường đắp vào vết thương.

- Trị phụ nữ huyết hư, da vàng: cà pháo già bổ ra phơi trong bóng râm cho khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng.

- Trị bệnh ngoài da, chảy máu chân răng, chín mé: cà pháo đốt thành than, tán nhỏ lấy bôi vào chỗ đau.

- Trị ho, viêm họng mạn tính: cà pháo tươi 50g, đun chín, thêm mật ong. Ngày ăn 2 lần.

- Trị đau thắt lưng, đau dạ dày, đau răng; bế kinh: rễ cà pháo 15g, sắc uống.

- Trị chân tay nứt nẻ: cà pháo giã nát với lá lốt, lấy nước bôi hoặc dùng rễ và cả cây cà khô nấu nước ngâm rửa.

Theo Đông y, cà pháo có tính hàn (thậm chí rất hàn), vì vậy kiêng dùng đối với người hư hàn, thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả… người mới đau dậy, suy nhược không nên ăn cà, cà không nên ăn sống.

Cà pháo tính hàn, hơi độc, ăn nhiều có thể bị đau bụng và sinh cố tật cho nên người xưa thật có lý khi nói rằng một quả cà, ba chén thuốc.

Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.

Cây cà gai hoa tím có hình dáng tương tự như cây cà gai hoa trắng, chỉ khác là hoa màu tím. Quả màu vàng đổi sang màu đỏ khi chín. Quả này không ăn. Đã có khá nhiều trường hợp ngộ độc do nhầm lẫn với loại trên.

Dân gian thường nói: “Một quả cà bằng 3 thang thuốc”, có lẽ chỉ hợp với cà sống (chưa chín) vì trong cà sống có solanin độc. Quả cà chưa chín có nhiều solanin hơn quả chín. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy ăn cà muối không bị nhức mỏi, có lẽ muối chua làm giảm độc tính.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
Nga có thể sắp ngắt kết nối Internet với toàn cầu  (16-03-2019)
Việc ngắt kết nối Internet toàn cầu của Nga nhằm sẵn sàng ứng phó nguy cơ nổ ra chiến tranh mạng trong tương lai.
TỶ PHÚ ẤN ĐỘ ỦNG HỘ TỪ THIỆN 7.5 TỶ ĐÔ LA.  (16-03-2019)
Người đàn ông giàu thứ 2 Ấn Độ vừa ủng hộ quỹ từ thiện mang tên mình hàng tỉ đô la. Và đây được coi là khoản từ thiện lớn nhất từ trước tới nay tại đất nước này.
TUYẾN VẬN TẢI VEN BIỂN VIỆT NAM- CAMPUCHIA-THÁI LAN DỰ KIẾN ĐƯỢC TRIỀN KHAI.  (16-03-2019)
Cục Hàng hải VN vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp (DN) vận tải và hiệp hội trực thuộc về việc đăng ký tham gia tuyến vận tải ven biển giữa Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.
DOANH NGHIỆP CÓ QUYỀN QUYẾT ĐỊNH NỘI DUNG CON DẤU.  (16-03-2019)
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cho phép doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Đây là một trong những nội dung được thảo luận tại tọa đàm "doanh nghiệp tư nhân cùng chính phủ bứt phá"
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC?  (16-03-2019)
Nếu như trước đây, DN chỉ cần có một website là đã có thể bán hàng thì khi chuyển sang thương mại di động, thách thức đầu tiên là làm thế nào tiếp cận được với khách hàng.