NGUY CƠ LÀM TĂNG UNG THƯ VÚ QUA CÁCH ĂN UỐNG.

WHO cho biết, ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất, ảnh hưởng tới 2,1 triệu phụ nữ mỗi năm.

Có nhiều yếu tố bao gồm tuổi tác, tiền sử gia đình, chủng tộc, tình trạng không có con, thừa cân... có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú.

Ngoài ra, thực phẩm cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm tăng nguy cơ hay kích hoạt căn bệnh này. Dưới đây là những thực phẩm phụ nữ cần tránh dùng để ngăn ngừa ung thư vú.

1. Rượu:

Tiêu thụ rượu thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Rượu có khả năng làm tăng nồng độ estrogen, gây tổn thương cho các tế bào DNA dẫn đến ung thư vú ở phụ nữ.

2. Đường:

Một nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Kiểm soát Ung thư MD Anderson của Đại học Texas (Mỹ) đã tiết lộ rằng, ăn uống một chế độ nhiều đường, đặc biệt là đường tinh luyện có thể góp phần phát triển các khối u tuyến vú.

Một số thực phẩm giàu đường bao gồm sốt cà chua, đồ uống thể thao, sữa, sô cô la, đồ uống có gas...

3. Chất béo:

Theo một số nghiên cứu, chất béo từ thực phẩm chế biến có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư vú. Một số thực phẩm chế biến giàu chất béo cần tránh bao gồm bánh burger, khoai tây chiên, xúc xích, thịt xông khói...

4. Thịt đỏ:

Thịt đỏ trong cách hiểu ẩm thực truyền thống là các loại thịt mang sắc đỏ khi còn tươi và không đổi thành màu trắng khi nấu chín, như thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt trâu...

Các chất oxy hóa chứa trong các heme (nhóm thay thế chứa các sắc tố đỏ) tạo nên màu đỏ cho thịt. Tiêu thụ quá nhiều các chất này sẽ làm thay đổi hoạt chất của mô vú, dẫn tới ung thư vú ở phụ nữ.

Được công bố trên Tạp chí Kiểm soát bệnh Ung thư (Mỹ), nhấn mạnh mối quan hệ giữa béo phì và nguy cơ mắc 13 loại ung thư, bao gồm ung thư vú sau mãn kinh, ung thư gan và cả ung thư tuyến tiền liệt.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí chăm sóc sức khỏe bệnh ung thư châu Âu cho thấy, nghe nhạc tại nhà giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, cường độ đau, tình trạng mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư vú.

Các chuyên gia y học châu Âu đã khảo sát 60 bệnh nhân mắc ung thư vú nghe nhạc trong năm phiên, mỗi phiên kéo dài 30 phút trong mỗi tuần.

Sau 6, 12 và 24 tuần, kết quả cho thấy liệu pháp âm nhạc làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, cường độ đau và cải thiện tình trạng mệt mỏi ở bệnh nhân mắc ung thư vú.

"Sử dụng âm nhạc có thể hỗ trợ sức khỏe thể chất và tâm lý của bệnh nhân ung thư vú", tác giả nghiên cứu Kuei-Ru Chou đến từ Đại học Y khoa Đài Loan cho biết.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên rằng, bệnh nhân ung thư vú nên nghe nhạc tại nhà nhiều hơn để đẩy lùi các suy nghĩ tiêu cực, liên quan đến ung thư khi đang trong quá trình điều trị.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
CƠ THỂ CON NGƯỜI LÀ MỘT CỖ MÁY BÍ ẨN PHỨC TẠPTUYỆT VỜI.  (15-05-2019)
Bộ não lưu trữ lượng thông tin bằng dung lượng một video dài 300 năm, nam giới có thể tiết sữa, cơ bắp nâng được hàng tấn... là bí ẩn về sức mạnh con người.
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN NẤU CHÍN.  (15-05-2019)
Hành tây, ớt chuông, tỏi, dứa, việt quất, củ dền, cải xoăn,... nấu chín sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng các hoạt chất có lợi cho sức khỏe.
ĐỀ XUẤT GIẢM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CHO NGƯỜI KHỞI NGHIỆP.  (15-05-2019)
Người khởi nghiệp sáng tạo được đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cá nhân, ngang mức ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân của nhân lực công nghệ cao.
11 VẬT DỤNG QUEN THUỘC TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN DÙNG CHUNG.  (14-05-2019)
Bấm móng tay, hoa tai, nhíp là những món đồ bạn không nên dùng chung, kể cả với người thân thiết trong gia đình, vì có thể gây lây nhiễm vi khuẩn có hại.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐT VIRUS.  (14-05-2019)
Mặc dù không phải ai cũng bị sốt khi bị nhiễm virus, nhưng sốt có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng chống lại nhiễm trùng. Hầu hết các bệnh do virus sẽ cải thiện theo thời gian và các phương pháp điều trị hỗ trợ như chườm mát và thuốc không kê đơn (OTC). Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể quá cao có thể cần được chăm sóc y tế.