THUẾ ĐÃ THANH TRA, KIỂM TOÁN ĐỐI CHIẾU TRUY THU CAO GẤP 19 LẦN.

Qua kiểm toán hồ sơ đã kiểm tra thuế, đối chiếu thuế 144 DN được thanh tra, kiểm tra thuế, số tăng thu, giảm khấu trừ qua kiểm toán là 607 tỷ đồng, tức là bình quân 4,25 tỷ đồng/DN, cao hơn số cơ quan thuế truy thu 19 lần.

Một trong các vấn đề là hệ thống dữ liệu không xác định được ngành nghề kinh doanh chính của DN dẫn đến việc phân tích, đánh giá, so sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa các DN cùng ngành nghề gặp nhiều khó khăn.

Qua kiểm toán, KTNN cũng phát hiện, nhiều chính sách ưu đãi thuế không đúng quy định. Hàng năm tổng số tiền mà ngân sách Nhà nước đã ưu đãi cho các DN tương đương khoảng 5,5%- 6% tổng thu ngân sách, trong đó, ưu đãi về thuế chiếm tỷ trọng trên 80%. Theo các đại biểu, chính sách ưu đãi thuế suất của Việt Nam có phạm vi ưu đãi khá rộng và dàn trải.

Đại diện KTNN dẫn Luật Đầu tư năm 2014 cho thấy, chính sách ưu đãi thuế áp dụng đối với 30 lĩnh vực khuyến khích đầu tư, 27 lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư như: công nghệ cao, CNTT, công nghiệp hỗ trợ, điện tử, cơ khí,... “Việc ưu đãi còn được áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thuộc 53/63 tỉnh, thành phố và hơn 300 khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu công nghiệp và khu chế xuất. Ưu đãi quá rộng đã làm mất tính hấp dẫn của các ưu đãi đầu tư. Chưa kể, chính chính sách ưu đãi thuế đã góp phần tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chuyển giá để trốn thuế”- Trần Minh Khương, Kiểm toán trưởng KTNN khu vực XIII cho biết. Đơn cửa, nhiều DN thành lập thêm các công ty con, công ty liên kết tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Sau đó, DN áp dụng các thủ đoạn chuyển giá để chuyển lợi nhuận sang các công ty này nhằm hưởng mức ưu đãi thuế thấp. Ông Khương cũng cho rằng, chính sách ưu đãi đầu tư bằng thuế suất thực tế phát huy tác dụng không lớn, mà ngược lại đang làm giảm thu ngân sách.

Với giải pháp, các đại biểu nhắc đến khuyến cáo của OECD là cần giảm bớt việc áp dụng các hình thức ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập DN có thời hạn để chuyển sang áp dụng hình thức ưu đãi thuế khác, hiệu quả hơn. Ví dụ, có cơ chế giảm trừ nghĩa vụ thuế phải nộp hay giảm trừ thu nhập chịu thuế khi nhà đầu tư dùng lợi nhuận kinh doanh để đầu tư phát triển sản xuất, nghiên cứu phát triển, đào tạo nghề, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn...

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
CHỦ DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI BIẾN MẤT, 2000 CÔNG NHÂN BƠ VƠ...  (13-08-2019)
Buổi sáng 12/8, khi hàng nghìn công nhân đến công ty để làm việc như mọi ngày thì bỗng hốt hoảng khi ban giám đốc đột nhiên “mất tích”, nhà xưởng đã bị niêm phong. Công nhân lâm vào cảnh dở khóc dở cười vì mọi chế độ lương thưởng không biết đến bao giờ được chi trả.
MỘT SỐ THÓI QUEN ĂN UỐNG CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE  (07-08-2019)
Một số thói quen ăn uống không đúng đã làm lây nhiễm vi khuẩn từ người mang mầm bệnh sang người khỏe mạnh.
DU LỊCH NINH THUÂN ĐƯỢC ĐƯA LÊN TẦM CAO MỚI  (06-08-2019)
Ninh Thuận có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Các dự án đầu tư xứng tầm, mang đẳng cấp quốc tế hứa hẹn khiến du khách tới đây ở cả tuần cũng không nhàm chán.
TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI ĂN GÌ VÀO BUỔI SÁNG?  (05-08-2019)
Bữa sáng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, bữa sáng của trẻ lại có sự đa dạng khác nhau.
TIN HOT MASAN CHUẨN BỊ TUNG THỊT MÁT MEATDELI RA THỊ TRƯỜNG TP HỒ CHÍ MINH  (03-08-2019)
Masan sắp tung thịt mát MEATDeli ra thị trường TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù mới tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên từ cuối tháng 12/2018 và mất hơn 1 tháng tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi (từ 12/4 đến giữa tháng 5/2019), nhưng sản phẩm thịt mát MEATDeli của Masan đã kịp tới tay 700.000 người tiêu dùng. Không dừng lại ở đó, Masan đặt tham vọng, riêng ngành chế biến thịt mát sẽ giúp mang về doanh thu 1 tỷ USD trong vòng 2-3 năm tới đây.