XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TĂNG MẠNH.

Tại thị trường Mỹ, bên cạnh sức ép từ Chương trình Giám sát Thủy sản NK Mỹ (SIMP), giá tôm nhập khẩu Ấn Độ thấp thì thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ vẫn là áp lực cho doanh nghiệp xuất khẩu và làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam.

Tôm chân trắng vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu các sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 65,8%, tôm sú chiếm 24,3% và tôm biển 9,9%.

Vasep cho biết 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm sang 5 thị trường chính đều giảm trong đó giá trị xuất khẩu sang EU giảm mạnh nhất 27,6%, Nhật Bản giảm 0,9%, xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc giảm lần lượt 1,6%, 19,2% và 18%. Trong tháng 2/2019, duy nhất xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản tăng 14,7%, xuất khẩu sang các thị trường còn lại đều giảm.

EU vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20,5% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. Hai tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm sang EU đạt 76,6 triệu USD, giảm 27,6%.

Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho biết, giá trị xuất khẩu đạt 373,6 triệu USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngành tôm vẫn chưa thể phục hồi do thời tiết đang thuận lợi nên nhiều cường quốc nuôi tôm lên kế hoạch phát triển nuôi mạnh như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia.

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 18% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tháng 2/2019, Nhật Bản là thị trường duy nhất trong số 7 thị trường nhập khẩu tôm chính tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam với mức tăng trưởng 14,7%.

Xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản đã có những dấu hiệu khả quan đầu năm nay khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ tháng 1/2019. Bên cạnh đó, năm 2019 cũng đánh dấu hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế trong Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Đây là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản khi thuế nhập khẩu tất cả các mặt hàng thủy sản từ Việt Nam vào Nhật Bản được đưa về 0%.

Vasep nhận định, với thuận lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng, cần nhiều hơn nữa sự đồng thuận trong toàn chuỗi sản xuất tôm, dự báo xuất khẩu tôm trong các tháng tới sẽ tăng và mức giảm trong 2 tháng đầu năm nay chỉ là tạm thời. 

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
ÔNG CHỦ VINGROUP TỪ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẾN SỐ 1 CÔNG NGHỆ  (02-08-2019)
Vingroup đã chính thức công bố chuyển đổi mô hình phát triển với 3 trụ cột chính là công nghiệp, thương mại dịch vụ và công nghệ, , tiến tới trở thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu khu vực trong vòng 10 năm tới. Nhưng trước mắt trong năm nay, tập đoàn này dự kiến sẽ đưa doanh thu lên mức 140.000 tỷ đồng và đạt 6.500 tỷ đồng lãi sau thuế.
LẦN ĐẦU TIÊN KỂ TỪ NĂM 2008, MỸ GIẢM MẠNH LÃI SUẤT  (01-08-2019)
Mỹ hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2008. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện về quanh 2 - 2,25%, được kỳ vọng hỗ trợ nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.
ĐƯA CÁC DOANH NGHIỆP STARTUPS SÁNG TẠO VÀO SÀN CHỨNG KHOÁN  (31-07-2019)
Trong dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến lần này, ban soạn thảo đã đưa thêm 1 điều khoản dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo - một loại hình doanh nghiệp thời thượng trong Mục về chào bán chứng khoán riêng lẻ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh chủ đề này.
NHỮNG RAU CỦ KHÔNG ĐƯỢC NẤU CHÍN SẼ GÂY ĐỘC CHO NGƯỜI SỬ DỤNG.  (17-06-2019)
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều người ăn rau sai cách, ví dụ như ăn rau sống, ăn rau chưa nấu chín,… Nếu chúng ta chế biến rau củ sai cách sẽ không khác gì ăn chất độc.
BIẾT SỬ DỤNG CÀ MUỐI CHUA ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHÔNG BỊ NGỘ ĐỘC.  (17-06-2019)
Những món muối chua rất được yêu thích. Tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm này, bạn cũng phải đối mặt với một số nguy cơ về sức khỏe.