KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ĐẠT 100 TỶ USD.

Kim ngạch xuất khẩu nửa đầu tháng 3 tăng mạnh hơn 1 tỷ USD so với cuối tháng 2 liền kề trước đó. Đáng chú ý, nhiều nhóm hàng chủ lực tăng hàng chục phần trăm.

Liên quan đến hoạt động xuất khẩu nửa đầu tháng 3 vừa được Tổng cục Hải quan công bố theo định kỳ cho thấy nhiều hiệu khởi sắc.

Cụ thể, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của trong kỳ 1 tháng 3 (1-15/3) đạt 10,95 tỷ USD, tăng 13,6% (tương ứng tăng 1,31 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2019.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 47,05 tỷ USD, tăng 5,4% (tương ứng tăng 2,4 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

So với nửa cuối tháng 2, xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 3 tăng mạnh ở một số mặt hàng: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 363 triệu USD, tương ứng tăng 15,7%; hàng dệt may tăng 269 triệu USD, tương ứng tăng 27,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 198 triệu USD, tương ứng tăng 17,3%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 123 triệu USD, tương ứng tăng 39,2%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 92 triệu USD, tương ứng tăng 27,4%...

Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt 7,82 tỷ USD, tăng 12,7% (tương ứng tăng 0,88 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2019.

Như vậy, tính đến hết ngày 15/3 tổng trị giá xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 32,76 tỷ USD, tăng 2,7% tương ứng tăng 0,87 tỷ USD so với cùng thời gian năm 2018 và chiếm 69,6% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Đối với tổng trị giá xuất nhập khẩu nói chung, trong kỳ 1 tháng 3, cả nước đạt kim ngạch 21,3 tỷ USD, tăng 18,6% (tương ứng tăng 3,34 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2019.

Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/3, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt 93,6 tỷ USD (và cán mốc 100 tỷ USD vào 19/3 như đề cập ở trên-PV) , tăng 6,3%, tương ứng con số tăng thêm 5,55 tỷ USD so với kết quả thực hiện cùng thời gian năm 2018.

Với kết quả trên, cán cân thương mại nửa đầu tháng 3 mức thặng dư gần 0,61 tỷ USD, qua đó tiếp tục giữ cho cán cân thương mại của Việt Nam từ đầu năm đến hết ngày 15/3 đạt mức thặng dư khoảng 0,5 tỷ USD.

Trong 15 ngày đầu tháng 3, khối doanh nghiệp FDI có trị giá xuất nhập khẩu đạt 13,84 tỷ USD, tăng 16,6%, tương ứng tăng 1,97 tỷ USD so với nửa cuối tháng 2/2019.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3 khối FDI có trị giá xuất nhập khẩu 59,98 tỷ USD, tăng 3,6%, tương ứng tăng 2,09 tỷ USD so với cùng thời gian năm 2018. Cán cân thương mại hàng hóa của khối FDI có thặng dư 1,8 tỷ USD trong nửa đầu tháng 3 và tính đến hết ngày 15/3 là 5,54 tỷ USD.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
THẾ GIỚI CẦN KHUNG QUẢN LÝ CHẶT CHẼ VỀ CHỈNH SỮA GEN NGƯỜI.  (21-03-2019)
WHO kêu gọi thế giới thiết lập một khung kiểm soát chặt chẽ nhằm phát triển những tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý và giám sát hoạt động chỉnh sửa gen người.
ĐỀ CAO VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG NHÂN ĐẠO.  (20-03-2019)
Ngày Sức khỏe răng miệng thế giới là sự kiện quốc tế được tổ chức vào ngày 20/3 hằng năm, với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trên toàn cầu về vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng và tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng.
NHIỀU HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM.  (20-03-2019)
Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bản lẻ Việt Nam do Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) được tổ chức. Nhiều hạn chế, bất cập của thị trường bán lẻ Việt Nam đã được đưa ra thảo luận.
NHẬT BẢN CẤM BỐ MẸ ĐÁNH ĐÒN CON CÁI.  (19-03-2019)
Chính phủ Nhật Bản hôm nay (19/3) thông qua kế hoạch sửa đổi luật phòng chống lạm dụng trẻ em và cấm bố mẹ, người giám hộ trừng phạt thể xác con cái.
KHÁI NIỆM MARKETING SINH LỜI (PROFITABLE MARKETING).  (19-03-2019)
Khái niệm “marketing sinh lời” (Profitable Marketing) không mới đối với cộng đồng những người làm marketing quốc tế, nhưng vẫn còn tương đối mới mẻ tại thị trường Việt Nam.