KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ĐẠT 100 TỶ USD.

Kim ngạch xuất khẩu nửa đầu tháng 3 tăng mạnh hơn 1 tỷ USD so với cuối tháng 2 liền kề trước đó. Đáng chú ý, nhiều nhóm hàng chủ lực tăng hàng chục phần trăm.

Liên quan đến hoạt động xuất khẩu nửa đầu tháng 3 vừa được Tổng cục Hải quan công bố theo định kỳ cho thấy nhiều hiệu khởi sắc.

Cụ thể, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của trong kỳ 1 tháng 3 (1-15/3) đạt 10,95 tỷ USD, tăng 13,6% (tương ứng tăng 1,31 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2019.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 47,05 tỷ USD, tăng 5,4% (tương ứng tăng 2,4 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

So với nửa cuối tháng 2, xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 3 tăng mạnh ở một số mặt hàng: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 363 triệu USD, tương ứng tăng 15,7%; hàng dệt may tăng 269 triệu USD, tương ứng tăng 27,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 198 triệu USD, tương ứng tăng 17,3%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 123 triệu USD, tương ứng tăng 39,2%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 92 triệu USD, tương ứng tăng 27,4%...

Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt 7,82 tỷ USD, tăng 12,7% (tương ứng tăng 0,88 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2019.

Như vậy, tính đến hết ngày 15/3 tổng trị giá xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 32,76 tỷ USD, tăng 2,7% tương ứng tăng 0,87 tỷ USD so với cùng thời gian năm 2018 và chiếm 69,6% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Đối với tổng trị giá xuất nhập khẩu nói chung, trong kỳ 1 tháng 3, cả nước đạt kim ngạch 21,3 tỷ USD, tăng 18,6% (tương ứng tăng 3,34 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2019.

Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/3, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt 93,6 tỷ USD (và cán mốc 100 tỷ USD vào 19/3 như đề cập ở trên-PV) , tăng 6,3%, tương ứng con số tăng thêm 5,55 tỷ USD so với kết quả thực hiện cùng thời gian năm 2018.

Với kết quả trên, cán cân thương mại nửa đầu tháng 3 mức thặng dư gần 0,61 tỷ USD, qua đó tiếp tục giữ cho cán cân thương mại của Việt Nam từ đầu năm đến hết ngày 15/3 đạt mức thặng dư khoảng 0,5 tỷ USD.

Trong 15 ngày đầu tháng 3, khối doanh nghiệp FDI có trị giá xuất nhập khẩu đạt 13,84 tỷ USD, tăng 16,6%, tương ứng tăng 1,97 tỷ USD so với nửa cuối tháng 2/2019.

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3 khối FDI có trị giá xuất nhập khẩu 59,98 tỷ USD, tăng 3,6%, tương ứng tăng 2,09 tỷ USD so với cùng thời gian năm 2018. Cán cân thương mại hàng hóa của khối FDI có thặng dư 1,8 tỷ USD trong nửa đầu tháng 3 và tính đến hết ngày 15/3 là 5,54 tỷ USD.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
TĂNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.  (15-04-2019)
Kinh tế tư nhân Việt Nam đã có bước phát triển cả về lượng và chất. Tuy nhiên sự phát triển này vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản.
LÝ DO NGĂN ĐÔNG NAM Á TRỞ THÀNH CÔNG XƯỞNG CỦA THÉ GIỚI.  (15-04-2019)
Làn sóng các công ty chạy khỏi Trung Quốc làm dấy lên hy vọng khu vực Đông Nam Á lân cận sẽ trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới nhưng tự động hóa đang cản trở điều đó.
CỐ GẮNG NGĂN CHẶN ĐẠI DỊCH CO ĐƠN ĐANG DIỄN RA TRÊN KHẮP THẾ GIỚI DÙ LÀ NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.  (15-04-2019)
Số liệu của Statistic Korea cho thấy hàn Quốc có đến 5,6 triệu hộ gia đình đơn thân năm 2017, chiếm 29% tổng số hộ gia đình toàn quốc, cao hơn rất nhiều tỷ lệ 15,5% năm 2000. Hãng Statistic Korea thậm chí dự báo con số này có thể đạt 36% năm 2045.
NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU SẼ SUY GIẢM TỒI TỆ NHẤT TRONG 8 NĂM.  (15-04-2019)
Khó lòng lạc quan khi khoảng 70% nền kinh tế toàn cầu (đánh giá dựa trên GDP) được dự báo sẽ phải chứng kiến sự sụt giảm, theo báo cáo mới nhất của IMF. Kể từ năm 2011, đây được coi là cuộc suy thoái đồng bộ có độ phủ sóng cao nhất.
CÔNG CUỘC BÁN LẺ CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.  (14-04-2019)
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với sự tham gia của nhiều nhà phân phôi lớn. Tuy nhiên, dư địa thị trường vẫn còn nhiều cơ hội cho những người đến sau nếu họ biết tận dụng công nghệ và sự khác biệt.