CHẤT LIỆU MỚI CÓ THỂ THAY THẾ TÚI NYLON HIỆN TẠI.

Các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Georgia, Mỹ, dẫn đầu bởi tiến sĩ J. Carson Meredith công bố phát triển thành công chất liệu mới có thể thay thế túi nylon làm từ vỏ cua và thực vật, Cosmos Magazine hôm 26/7 đưa tin. Chất liệu mới được tổng hợp từ cellulose và chitin, hai loại polymer sinh học phổ biến nhất trên Trái Đất.

Ước tính, khoảng 322 triệu tấn nhựa được sản xuất trên thế giới mỗi năm. Phần lớn trong số đó bị thải ra môi trường sau khi sử dụng và cuối cùng bị rửa trôi xuống các đại dương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh vật biển. Chất liệu sinh học mới từ chitin và cellulose là giải pháp đầy triển vọng giúp đối phó với ô nhiễm rác thải nhựa trong tương lai.

Hãy bảo vệ môi trường hành tinh xanh của chúng ta.

Cellulose được chiết xuất từ thực vật. Trong khi đó, chitin được tìm thấy nhiều ở các loài động vật có bộ xương ngoài (vỏ) như cua, tôm, côn trùng hay bên trong các loài nấm.

Chitin có trong vỏ cua kết hợp với cellulose từ thực vật tạo thành chất liệu bền, dẻo, trong suốt và có khả năng phân hủy sinh học.

Nhóm nghiên cứu đã treo lơ lửng các sợi nano chitin và các tinh thể nano cellulose bên trong môi trường nước (huyền phù), sau đó phun dung dịch lên một bề mặt thành nhiều lớp rồi sấy khô, tạo ra một chất liệu có tính bền, dẻo, linh hoạt, trong suốt và có khả năng phân hủy sinh học. Chất liệu mới rất bền vì các sợi nano chitin được tích điện dương trong khi các tinh thể nano cellulose được tích điện âm, mà hai cực trái dấu thì hút nhau.

So sánh cho thấy chất liệu mới còn có khả năng chống thấm khí tốt hơn hẳn so với nhựa PET - loại nhựa dẻo công nghiệp được dùng trong sản xuất bao bì, chai lọ, hộp đựng thức ăn. "Chất liệu mà chúng tôi tạo ra cho thấy khả năng chống thấm khí oxy tốt hơn 67% so với nhựa PET, vì vậy trên lý thuyết, chất liệu này có thể giữ thực phẩm tươi lâu hơn", Meredith nói.

Các nhà khoa học cho biết chất liệu mới cần hoàn thiện thêm trước khi có thể sản xuất trên quy mô lớn. Bên cạnh khả năng chống thấm khí, nhóm nghiên cứu còn muốn cải thiện khả năng chống ẩm của vật liệu. Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Hóa học và Kỹ thuật Bền vững của Hiệp hội Hóa học Mỹ.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
NGÀNH THỦY SÁN ĐẶT KẾ HOẠCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TRONG NĂM 2019.  (22-02-2019)
Nhiều doanh nghiệp cho rằng để đạt mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2019 cần phải gỡ được thẻ vàng của EU và phục hồi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này. Quan trọng hơn, gỡ thẻ vàng còn nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nghề cá bền vững, có trách nhiệm.
LƯỢNG GIẤY VỆ SINH ĐƯỢC TÍNH TRUNG BÌNH TRÊN ĐẦU NGƯỜI CỦA CÁC NƯỚC CAO NHẤT THẾ GIỚI.  (22-02-2019)
Mỹ tiêu thụ đến 1/5 lượng giấy vệ sinh của thế giới và trung bình mỗi người sử dụng 3 cuộn/tuần.
Nhật Bản nới lỏng tiêu chuẩn đối với các điều dưỡng viên, hộ lý nước ngoài.  (21-02-2019)
Nhằm thu hút thêm lao động từ các nước khác, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng các yêu cầu về ngoại ngữ đối với các thực tập sinh kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng.
2019- Việt Nam tăng cấp trên bảng xếp hạng tự do kinh tế.  (21-02-2019)
Quỹ di sản (Heritage) vừa công bố báo cáo Chỉ số tự do kinh tế năm 2019 (Index of Economic Freedom), Việt Nam xếp hạng thứ 128 trên thế giới.
Đẩy mạnh dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP tại khu vực TpHCM  (20-02-2019)
Năm nay, mỗi quận, huyện trên địa bàn TP.HCM sẽ triển khai một mô hình chợ truyền thống đảm bảo an toàn thực phẩm.