CHẤT LIỆU MỚI CÓ THỂ THAY THẾ TÚI NYLON HIỆN TẠI.

Các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Georgia, Mỹ, dẫn đầu bởi tiến sĩ J. Carson Meredith công bố phát triển thành công chất liệu mới có thể thay thế túi nylon làm từ vỏ cua và thực vật, Cosmos Magazine hôm 26/7 đưa tin. Chất liệu mới được tổng hợp từ cellulose và chitin, hai loại polymer sinh học phổ biến nhất trên Trái Đất.

Ước tính, khoảng 322 triệu tấn nhựa được sản xuất trên thế giới mỗi năm. Phần lớn trong số đó bị thải ra môi trường sau khi sử dụng và cuối cùng bị rửa trôi xuống các đại dương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh vật biển. Chất liệu sinh học mới từ chitin và cellulose là giải pháp đầy triển vọng giúp đối phó với ô nhiễm rác thải nhựa trong tương lai.

Hãy bảo vệ môi trường hành tinh xanh của chúng ta.

Cellulose được chiết xuất từ thực vật. Trong khi đó, chitin được tìm thấy nhiều ở các loài động vật có bộ xương ngoài (vỏ) như cua, tôm, côn trùng hay bên trong các loài nấm.

Chitin có trong vỏ cua kết hợp với cellulose từ thực vật tạo thành chất liệu bền, dẻo, trong suốt và có khả năng phân hủy sinh học.

Nhóm nghiên cứu đã treo lơ lửng các sợi nano chitin và các tinh thể nano cellulose bên trong môi trường nước (huyền phù), sau đó phun dung dịch lên một bề mặt thành nhiều lớp rồi sấy khô, tạo ra một chất liệu có tính bền, dẻo, linh hoạt, trong suốt và có khả năng phân hủy sinh học. Chất liệu mới rất bền vì các sợi nano chitin được tích điện dương trong khi các tinh thể nano cellulose được tích điện âm, mà hai cực trái dấu thì hút nhau.

So sánh cho thấy chất liệu mới còn có khả năng chống thấm khí tốt hơn hẳn so với nhựa PET - loại nhựa dẻo công nghiệp được dùng trong sản xuất bao bì, chai lọ, hộp đựng thức ăn. "Chất liệu mà chúng tôi tạo ra cho thấy khả năng chống thấm khí oxy tốt hơn 67% so với nhựa PET, vì vậy trên lý thuyết, chất liệu này có thể giữ thực phẩm tươi lâu hơn", Meredith nói.

Các nhà khoa học cho biết chất liệu mới cần hoàn thiện thêm trước khi có thể sản xuất trên quy mô lớn. Bên cạnh khả năng chống thấm khí, nhóm nghiên cứu còn muốn cải thiện khả năng chống ẩm của vật liệu. Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Hóa học và Kỹ thuật Bền vững của Hiệp hội Hóa học Mỹ.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỐT VIRUS.  (14-05-2019)
Mặc dù không phải ai cũng bị sốt khi bị nhiễm virus, nhưng sốt có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng chống lại nhiễm trùng. Hầu hết các bệnh do virus sẽ cải thiện theo thời gian và các phương pháp điều trị hỗ trợ như chườm mát và thuốc không kê đơn (OTC). Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể quá cao có thể cần được chăm sóc y tế.
TÁC DỤNG CỦA HẠT BÍ ĐỎ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE.  (14-05-2019)
Hạt bí ngô chứa các hợp chất thực vật phytosterol và chất chống oxy hóa, có thể giúp đánh bay gốc tự do và cải thiện sức khỏe của bạn.
VIỆT NAM LẦN ĐẦU ĐĂNG CAI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ MẠNG LƯỚI QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG TẠI CHÂU Á.  (10-05-2019)
Bộ Tài chính Việt Nam lần đầu đăng cai tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ 8 của Mạng lưới Quản lý Chi tiêu Công tại châu Á (PEMNA). Hội nghị được tổ chức tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh với chủ đề “Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”.
NHỮNG SAI LẦM GÂY CẢN TRỞ TRONG CÔNG VIỆC.  (10-05-2019)
Không có một lộ trình thăng tiến nào được vạch sẵn cho sự nghiệp của bạn. Tuy nhiên, bạn có những sai lầm cơ bản khiến bạn chậm chân hơn trên con đường đó.
THUẾ ĐÃ THANH TRA, KIỂM TOÁN ĐỐI CHIẾU TRUY THU CAO GẤP 19 LẦN.  (09-05-2019)
Qua kiểm toán hồ sơ đã kiểm tra thuế, đối chiếu thuế 144 DN được thanh tra, kiểm tra thuế, số tăng thu, giảm khấu trừ qua kiểm toán là 607 tỷ đồng, tức là bình quân 4,25 tỷ đồng/DN, cao hơn số cơ quan thuế truy thu 19 lần.