NHẬT BẢN CẤM BỐ MẸ ĐÁNH ĐÒN CON CÁI.

Dự luật sửa đổi cùng các quy định liên quan sẽ được thảo luận trong kỳ họp quốc hội đang diễn ra và dự kiến có hiệu lực từ tháng 4 năm sau, Japan Times dẫn tuyên bố của chính phủ Nhật Bản.

Những năm gần đây ở Nhật Bản gia tăng các vụ việc bố mẹ hoặc người giám hộ đánh đập trẻ em tàn nhẫn với lý do “yêu cho roi cho vọt”, Jiji Press đưa tin ngày 19/3.

Ngày 7/2, Kyodo đưa tin, số trường hợp lạm dụng trẻ em ở Nhật Bản năm 2018 tăng lên con số kỷ lục – 80.104 vụ.

Dùng đòn roi để dạy bảo con trẻ sẽ hại nhiều hơn lợi.

Luật sửa đổi cũng yêu cầu các trường học, ủy ban giáo dục và trung tâm phúc lợi trẻ em tuân thủ quy định về bảo mật thông tin. Điều này nhằm bảo vệ những trẻ nhỏ bị lạm dụng và bảo đảm rằng bố mẹ và người giám hộ lạm dụng trẻ em không thể ép buộc các cơ quan này cung cấp thông tin có thể gây tổn hại cho trẻ hoặc có các quyết định có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Ngoài việc cấm bố mẹ, người giám hộ và những người có trách nhiệm pháp lý chăm sóc trẻ em đánh đòn các em, dự luật cũng yêu cầu các trung tâm phúc lợi trẻ em phải có bác sĩ và luật sư thường trực, làm việc toàn thời gian để dễ dàng chia sẻ thông tin và kỹ năng chuyên môn.

Một trong những sửa đổi của luật hiện hành là cho phép các trung tâm phúc lợi trẻ em tách riêng nhân viên liên quan bảo trợ, bảo vệ trẻ em với nhân viên làm việc với bố mẹ hoặc người giám hộ của đứa trẻ. Ngoài ra, số trung tâm phúc lợi và tư vấn trẻ em sẽ tăng lên. Trong số 47 tỉnh ở Nhật Bản, 9 tỉnh đã có quy định về phòng ngừa lạm dụng trẻ em, theo Japan Today.

“Trách nhiệm của tất cả người lớn là bảo vệ cuộc sống của trẻ em. Chúng ta sẽ làm việc mạnh mẽ và nhanh chóng, áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng trẻ em”, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói trong cuộc họp nội các trước khi thông qua kế hoạch. Trước tình trạng gia tăng các vụ lạm dụng trẻ em, ông Abe yêu cầu các bộ trưởng nỗ lực hết sức và sử dụng mọi phương tiện có thể để giải quyết vấn đề tận gốc rễ.

Thủ tướng Nhật Bản cho rằng, phòng tránh và phát hiện sớm là chìa khóa giải quyết vất đề, trong khi việc thông tin liên lạc thông suốt giữa các cơ quan chức năng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân tốt hơn.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

 

♦ CÁC TIN KHÁC
NGÀNH THỦY SÁN ĐẶT KẾ HOẠCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TRONG NĂM 2019.  (22-02-2019)
Nhiều doanh nghiệp cho rằng để đạt mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2019 cần phải gỡ được thẻ vàng của EU và phục hồi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này. Quan trọng hơn, gỡ thẻ vàng còn nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nghề cá bền vững, có trách nhiệm.
LƯỢNG GIẤY VỆ SINH ĐƯỢC TÍNH TRUNG BÌNH TRÊN ĐẦU NGƯỜI CỦA CÁC NƯỚC CAO NHẤT THẾ GIỚI.  (22-02-2019)
Mỹ tiêu thụ đến 1/5 lượng giấy vệ sinh của thế giới và trung bình mỗi người sử dụng 3 cuộn/tuần.
Nhật Bản nới lỏng tiêu chuẩn đối với các điều dưỡng viên, hộ lý nước ngoài.  (21-02-2019)
Nhằm thu hút thêm lao động từ các nước khác, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng các yêu cầu về ngoại ngữ đối với các thực tập sinh kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng.
2019- Việt Nam tăng cấp trên bảng xếp hạng tự do kinh tế.  (21-02-2019)
Quỹ di sản (Heritage) vừa công bố báo cáo Chỉ số tự do kinh tế năm 2019 (Index of Economic Freedom), Việt Nam xếp hạng thứ 128 trên thế giới.
Đẩy mạnh dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP tại khu vực TpHCM  (20-02-2019)
Năm nay, mỗi quận, huyện trên địa bàn TP.HCM sẽ triển khai một mô hình chợ truyền thống đảm bảo an toàn thực phẩm.