NHẬT BẢN CẤM BỐ MẸ ĐÁNH ĐÒN CON CÁI.

Dự luật sửa đổi cùng các quy định liên quan sẽ được thảo luận trong kỳ họp quốc hội đang diễn ra và dự kiến có hiệu lực từ tháng 4 năm sau, Japan Times dẫn tuyên bố của chính phủ Nhật Bản.

Những năm gần đây ở Nhật Bản gia tăng các vụ việc bố mẹ hoặc người giám hộ đánh đập trẻ em tàn nhẫn với lý do “yêu cho roi cho vọt”, Jiji Press đưa tin ngày 19/3.

Ngày 7/2, Kyodo đưa tin, số trường hợp lạm dụng trẻ em ở Nhật Bản năm 2018 tăng lên con số kỷ lục – 80.104 vụ.

Dùng đòn roi để dạy bảo con trẻ sẽ hại nhiều hơn lợi.

Luật sửa đổi cũng yêu cầu các trường học, ủy ban giáo dục và trung tâm phúc lợi trẻ em tuân thủ quy định về bảo mật thông tin. Điều này nhằm bảo vệ những trẻ nhỏ bị lạm dụng và bảo đảm rằng bố mẹ và người giám hộ lạm dụng trẻ em không thể ép buộc các cơ quan này cung cấp thông tin có thể gây tổn hại cho trẻ hoặc có các quyết định có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Ngoài việc cấm bố mẹ, người giám hộ và những người có trách nhiệm pháp lý chăm sóc trẻ em đánh đòn các em, dự luật cũng yêu cầu các trung tâm phúc lợi trẻ em phải có bác sĩ và luật sư thường trực, làm việc toàn thời gian để dễ dàng chia sẻ thông tin và kỹ năng chuyên môn.

Một trong những sửa đổi của luật hiện hành là cho phép các trung tâm phúc lợi trẻ em tách riêng nhân viên liên quan bảo trợ, bảo vệ trẻ em với nhân viên làm việc với bố mẹ hoặc người giám hộ của đứa trẻ. Ngoài ra, số trung tâm phúc lợi và tư vấn trẻ em sẽ tăng lên. Trong số 47 tỉnh ở Nhật Bản, 9 tỉnh đã có quy định về phòng ngừa lạm dụng trẻ em, theo Japan Today.

“Trách nhiệm của tất cả người lớn là bảo vệ cuộc sống của trẻ em. Chúng ta sẽ làm việc mạnh mẽ và nhanh chóng, áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng trẻ em”, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói trong cuộc họp nội các trước khi thông qua kế hoạch. Trước tình trạng gia tăng các vụ lạm dụng trẻ em, ông Abe yêu cầu các bộ trưởng nỗ lực hết sức và sử dụng mọi phương tiện có thể để giải quyết vấn đề tận gốc rễ.

Thủ tướng Nhật Bản cho rằng, phòng tránh và phát hiện sớm là chìa khóa giải quyết vất đề, trong khi việc thông tin liên lạc thông suốt giữa các cơ quan chức năng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân tốt hơn.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

 

♦ CÁC TIN KHÁC
TÁC HẠI CỦA BUI MỊN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE.  (21-03-2019)
Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí từ lâu đã được cảnh báo. Có thể nói, đây là 1 vấn nạn ở hầu hết tất cả các thành phố lớn trên thế giới. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác hại không nhỏ của việc ô nhiễm không khí sẽ tác động lớn đến sức khỏe của con người.
THẾ GIỚI CẦN KHUNG QUẢN LÝ CHẶT CHẼ VỀ CHỈNH SỮA GEN NGƯỜI.  (21-03-2019)
WHO kêu gọi thế giới thiết lập một khung kiểm soát chặt chẽ nhằm phát triển những tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý và giám sát hoạt động chỉnh sửa gen người.
ĐỀ CAO VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG NHÂN ĐẠO.  (20-03-2019)
Ngày Sức khỏe răng miệng thế giới là sự kiện quốc tế được tổ chức vào ngày 20/3 hằng năm, với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trên toàn cầu về vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng và tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng.
NHIỀU HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM.  (20-03-2019)
Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bản lẻ Việt Nam do Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) được tổ chức. Nhiều hạn chế, bất cập của thị trường bán lẻ Việt Nam đã được đưa ra thảo luận.
KHÁI NIỆM MARKETING SINH LỜI (PROFITABLE MARKETING).  (19-03-2019)
Khái niệm “marketing sinh lời” (Profitable Marketing) không mới đối với cộng đồng những người làm marketing quốc tế, nhưng vẫn còn tương đối mới mẻ tại thị trường Việt Nam.