NGỦ SÂU GIẤC GIÚP NÃO THẢI CÁC CHẤT ĐỘC RA NGOÀI.

Nghiên cứu này được  thực hiện bởi các nhà khoa học của Trung tâm Y tế Đại học Rochester, cho thấy sự gia tăng các protein độc hại như beta amyloid và tau trong não - thường liên quan đến bệnh Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm 6 con chuột với 6 chế độ gây mê khác nhau để tái tạo các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. Từ đó, xác định giai đoạn nào đó của giấc ngủ có thể được liên kết với hệ thống glymphatic, mà não sử dụng để loại bỏ chất thải.

Các nhà khoa học xác định hoạt động của hệ thống glymphatic có hiệu quả nhất diễn ra trong giai đoạn tương tự như giấc ngủ sóng ngắn, không REM của con người, kích thích hiệu quả quá trình làm sạch não.

Nghiên cứu củng cố mối liên hệ giữa việc mất ngủ, ngủ không sâu giấc và bệnh Alzheimer. Từ đó rút ra tầm quan trọng của giấc ngủ sâu, giúp hệ thống làm sạch não hoạt động hiệu quả.

50% người trưởng thành ngủ không đủ 8 tiếng:

Một khảo sát được công bố nhân ngày Ngủ thế giới 15/3 cho thấy, khoảng 50% người trưởng thành trên thế giới không ngủ đủ 8 giờ liên tục cần thiết vào buổi đêm.

Nếu không ngủ đủ, hệ thống miễn dịch sẽ trở nên yếu ớt hơn và con người dễ mắc các chứng bệnh như ung thư, alzheimer, trầm cảm hay tim mạch. Các nhà khoa học cũng cảnh báo ánh sáng từ tivi, đèn LED, điện thoại di động… khi chiếu vào mắt sẽ khiến cơ thể hạn chế sản sinh ra melatonin, một chất cần thiết cho giấc ngủ chất lượng.

Các nhà khoa học khuyến cáo mọi người nên tắt tất cả các thiết bị để não có thể bắt đầu sản xuất melatonin và điều đó sẽ giúp ngủ sâu, phục hồi và loại bỏ tất cả các độc tố khỏi cơ thể.

Chỉ một đêm thiếu ngủ cấp tính sẽ tăng 25% tổn thương ADN, đẩy cao nguy cơ ung thư:

Nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Hong Kong đã tiến hành khảo sát và xét nghiệm máu của 49 bác sĩ khỏe mạnh làm việc toàn thời gian tại hai bệnh viện khác nhau. 24 người trong số đó phải trực từ xế chiều đến sáng sớm hôm sau 5 hoặc 6 lần mỗi tháng. 25 bác sĩ còn lại chỉ làm giờ hành chính.

Kết quả cho thấy: nhóm bác sĩ làm việc qua đêm có tỷ lệ bị phá vỡ ADN - một dạng tổn thương ADN - cao hơn 30% các bác sĩ khác. Nguy hiểm hơn, chỉ một đêm thiếu ngủ cấp tính sẽ tăng thêm 25% tổn thương ADN. Hoạt động của gien liên quan đến khả năng sửa chữa ADN của họ cũng kém đi, dẫn đến các bệnh nguy hiểm do biến đổi gien như ung thư.

Công trình trên là một trong những nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của tình trạng thiếu ngủ đến con người, đặc biệt ở độ tuổi mới trưởng thành.

Thời lượng giấc ngủ ở mỗi độ tuổi là khác nhau. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người trưởng thành tuổi từ 18 đến 60 cần ngủ ít nhất 7 tiếng một đêm.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm: thiếu ngủ tác động tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm tư duy phán đoán của con người.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
THỰC PHẨM THÍCH HỢP CHO NGÀY HÈ NẮNG NÓNG ĐỂ CƠ THỂ CÓ MÙI DỄ CHỊU HƠN.  (11-06-2019)
Mùi cơ thể được quyết định do gen, nhưng thực phẩm cũng góp phần tạo mùi cho tuyến mồ hôi. Mùa Hè, cơ thể đổ mồ hôi và mùi khó chịu sẽ khiến bạn xấu hổ.
NGUYÊN CỨU ƯỚC TÍNH LƯỢNG CHẤT THẢI NHỰA Ô NHIỄM MÀ CON NGƯỜI ĐÃ HẤP THỤ.  (11-06-2019)
Theo báo The Guardian (Anh), mỗi người trung bình ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một khối lượng tương tự, là nghiên cứu đầu tiên ước tính lượng chất thải nhựa ô nhiễm mà con người đã hấp thụ.
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM.  (10-06-2019)
Trong 3 năm tới, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Grab sẽ triển khai các lớp tập huấn an toàn thực phẩm trên địa bàn 4 thành phố trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP HCM
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP.  (10-06-2019)
Đối với DN, cần cải thiện tính minh bạch, công khai thông tin; nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, nâng cao khả năng áp dụng công nghệ… để tăng khả năng tiếp cận vốn.
TỶ GIA BIẾN ĐỘNG MẠNH.  (10-06-2019)
Việc phá giá VND sẽ mang lại nhiều tác hại hơn là lợi ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu CNY tiếp tục giảm giá mạnh so với USD, thì cũng nên xem xét giảm giá VND tương ứng.