NGỦ SÂU GIẤC GIÚP NÃO THẢI CÁC CHẤT ĐỘC RA NGOÀI.

Nghiên cứu này được  thực hiện bởi các nhà khoa học của Trung tâm Y tế Đại học Rochester, cho thấy sự gia tăng các protein độc hại như beta amyloid và tau trong não - thường liên quan đến bệnh Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm 6 con chuột với 6 chế độ gây mê khác nhau để tái tạo các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. Từ đó, xác định giai đoạn nào đó của giấc ngủ có thể được liên kết với hệ thống glymphatic, mà não sử dụng để loại bỏ chất thải.

Các nhà khoa học xác định hoạt động của hệ thống glymphatic có hiệu quả nhất diễn ra trong giai đoạn tương tự như giấc ngủ sóng ngắn, không REM của con người, kích thích hiệu quả quá trình làm sạch não.

Nghiên cứu củng cố mối liên hệ giữa việc mất ngủ, ngủ không sâu giấc và bệnh Alzheimer. Từ đó rút ra tầm quan trọng của giấc ngủ sâu, giúp hệ thống làm sạch não hoạt động hiệu quả.

50% người trưởng thành ngủ không đủ 8 tiếng:

Một khảo sát được công bố nhân ngày Ngủ thế giới 15/3 cho thấy, khoảng 50% người trưởng thành trên thế giới không ngủ đủ 8 giờ liên tục cần thiết vào buổi đêm.

Nếu không ngủ đủ, hệ thống miễn dịch sẽ trở nên yếu ớt hơn và con người dễ mắc các chứng bệnh như ung thư, alzheimer, trầm cảm hay tim mạch. Các nhà khoa học cũng cảnh báo ánh sáng từ tivi, đèn LED, điện thoại di động… khi chiếu vào mắt sẽ khiến cơ thể hạn chế sản sinh ra melatonin, một chất cần thiết cho giấc ngủ chất lượng.

Các nhà khoa học khuyến cáo mọi người nên tắt tất cả các thiết bị để não có thể bắt đầu sản xuất melatonin và điều đó sẽ giúp ngủ sâu, phục hồi và loại bỏ tất cả các độc tố khỏi cơ thể.

Chỉ một đêm thiếu ngủ cấp tính sẽ tăng 25% tổn thương ADN, đẩy cao nguy cơ ung thư:

Nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Hong Kong đã tiến hành khảo sát và xét nghiệm máu của 49 bác sĩ khỏe mạnh làm việc toàn thời gian tại hai bệnh viện khác nhau. 24 người trong số đó phải trực từ xế chiều đến sáng sớm hôm sau 5 hoặc 6 lần mỗi tháng. 25 bác sĩ còn lại chỉ làm giờ hành chính.

Kết quả cho thấy: nhóm bác sĩ làm việc qua đêm có tỷ lệ bị phá vỡ ADN - một dạng tổn thương ADN - cao hơn 30% các bác sĩ khác. Nguy hiểm hơn, chỉ một đêm thiếu ngủ cấp tính sẽ tăng thêm 25% tổn thương ADN. Hoạt động của gien liên quan đến khả năng sửa chữa ADN của họ cũng kém đi, dẫn đến các bệnh nguy hiểm do biến đổi gien như ung thư.

Công trình trên là một trong những nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của tình trạng thiếu ngủ đến con người, đặc biệt ở độ tuổi mới trưởng thành.

Thời lượng giấc ngủ ở mỗi độ tuổi là khác nhau. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người trưởng thành tuổi từ 18 đến 60 cần ngủ ít nhất 7 tiếng một đêm.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm: thiếu ngủ tác động tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm tư duy phán đoán của con người.

san xuat giaykhăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
Từ tàu dừa làm thành giấy Nipa  (04-01-2019)
Không dùng hóa chất tẩy trắng hoặc nhuộm màu giấy mà để giấy có màu tự nhiên: giấy làm từ dừa nước có màu nâu, hơi tía, vàng đất; làm từ dừa cạn có màu vàng, hơi cam; làm từ cây dâu tằm có màu trắng mịn như lụa...
Họa sĩ Benjamin Shine là một người đặc biệt  (03-01-2019)
Họa sĩ Benjamin Shine là một người đặc biệt, bởi không cần đến bột màu, cọ vẽ, chỉ với vải tuyn và bàn là, anh đã có thể tạo nên những bức tranh nghệ thuật tuyệt đẹp.
10 Công nghệ mới giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh  (26-08-2016)
Trước đây, khi điều hành một doanh nghiệp, bạn khó có thể ứng dụng cùng lúc mọi công nghệ mới trên thị trường. Nhưng những cải tiến gần đây...