NGHỆ THUẬT TRÚC CHỈ.

Trúc Chỉ là nghệ thuật chế tác giấy thủ công trong giai đoạn cuối cùng khi seo giấy, cho phép các nghệ sĩ tạo tác các tác phẩm trực tiếp lên khuôn giấy.

Trúc” là tre, “chỉ” là giấy, danh từ trúc chỉ được hiểu đơn giản là một loại giấy được làm từ tre, nhưng dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sỹ, những tấm giấy tưởng chừng như vô hồn ấy như được “biến hóa” để tạo thành những tác phẩm nghệ thuật tinh tế.

Trúc Chỉ là một dự án nghiên cứu, chế tác nghệ thuật giấy thủ công do họa sĩ Phan Hải Bằng, Giảng viên trường Đại học Nghệ thuật Huế cùng các cộng sự khởi lập và tiến hành từ năm 2000. Năm 2007, được sự hỗ trợ của Quỹ học bổng Châu Á học ASF (Asian Scholarship Foundation), họa sỹ Phan Hải Bằng đã tiến hành một chuyến điền dã, nghiên cứu và thực hành nghề giấy thủ công ở Bắc Ninh, Chiang Mai và các tỉnh phía Bắc Thái Lan. 

Một góc Triển lãm “Trúc chỉ - Lời của sông”.

Những tác phẩm ấy không chỉ có mặt trên những bức tranh trang trí, mà còn ẩn hiện giữa cuộc sống hằng ngày, trên những dáng nón hay trong những trang giấy. Giữa đô thị ồn ào, Trúc Chỉ mang hơi hưởng của những bóng tre đang len vào nhịp sống hiện đại, giữ lại chút bình yên của xóm quê trong tâm hồn mỗi người.

Những bức tranh ấy càng được nổi bật hơn khi có sự can thiệp của nhiều loại ánh sáng chứ không như những loại giấy bình thường khác. Nói cách khác, với Trúc Chỉ, giấy không chỉ là phần nền đơn thuần mà còn tham gia trực tiếp vào quá trình sáng tạo, đóng vai trò như một thành tố chính cấu thành tác phẩm.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã có triển lãm "Thơ trên kiến trúc cung đình Huế qua nghệ thuật Trúc Chỉ". Với 27 tác phẩm trúc chỉ tương đương với 27 bài thơ, đoạn thơ chuyển tải các chủ đề về tinh thần tự tôn dân tộc, ca ngợi thời thái bình, thịnh trị và những phong cảnh của đất nước..., mang một thông điệp về giá trị văn hoá cộng sinh, từ vốn cổ nghệ thuật để phát triển thành nghệ thuật mới.

Chính sự kết hợp giữa hai loại hình nghệ thuật - thư pháp thơ trên trên kiến trúc cung đình và nghệ thuật Trúc Chỉ - triển lãm không chỉ tôn vinh những giá trị độc đáo của thơ văn trên kiến trúc cung đình mà còn hướng người thưởng lãm đến với vẻ đẹp truyền thống và gợi nhắc các thế hệ trẻ tiếp nối và gìn giữ trân trọng các giá trị di sản văn hoá dân tộc.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nghệ thuật Trúc chỉ đang dần dần được công chúng và người yêu nghệ thuật biết đến. Tại buổi triển lãm “Trúc chỉ - Lời của Sông” được tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng 7 vừa qua, loại hình nghệ thuật này đã mang đến một không gian nghệ thuật sáng tạo nhưng vẫn gần gũi, thân thuộc. Lấy cảm hứng từ câu “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” của triết gia Heraclit, triển lãm đã truyền tải thông điệp về sự sáng tạo có tính tiếp biến từ nền tảng của các giá trị truyền thống.

san xuat giay, khăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
TĂNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.  (15-04-2019)
Kinh tế tư nhân Việt Nam đã có bước phát triển cả về lượng và chất. Tuy nhiên sự phát triển này vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản.
LÝ DO NGĂN ĐÔNG NAM Á TRỞ THÀNH CÔNG XƯỞNG CỦA THÉ GIỚI.  (15-04-2019)
Làn sóng các công ty chạy khỏi Trung Quốc làm dấy lên hy vọng khu vực Đông Nam Á lân cận sẽ trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới nhưng tự động hóa đang cản trở điều đó.
CỐ GẮNG NGĂN CHẶN ĐẠI DỊCH CO ĐƠN ĐANG DIỄN RA TRÊN KHẮP THẾ GIỚI DÙ LÀ NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.  (15-04-2019)
Số liệu của Statistic Korea cho thấy hàn Quốc có đến 5,6 triệu hộ gia đình đơn thân năm 2017, chiếm 29% tổng số hộ gia đình toàn quốc, cao hơn rất nhiều tỷ lệ 15,5% năm 2000. Hãng Statistic Korea thậm chí dự báo con số này có thể đạt 36% năm 2045.
NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU SẼ SUY GIẢM TỒI TỆ NHẤT TRONG 8 NĂM.  (15-04-2019)
Khó lòng lạc quan khi khoảng 70% nền kinh tế toàn cầu (đánh giá dựa trên GDP) được dự báo sẽ phải chứng kiến sự sụt giảm, theo báo cáo mới nhất của IMF. Kể từ năm 2011, đây được coi là cuộc suy thoái đồng bộ có độ phủ sóng cao nhất.
CÔNG CUỘC BÁN LẺ CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.  (14-04-2019)
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với sự tham gia của nhiều nhà phân phôi lớn. Tuy nhiên, dư địa thị trường vẫn còn nhiều cơ hội cho những người đến sau nếu họ biết tận dụng công nghệ và sự khác biệt.