NGHỆ THUẬT TRÚC CHỈ.

Trúc Chỉ là nghệ thuật chế tác giấy thủ công trong giai đoạn cuối cùng khi seo giấy, cho phép các nghệ sĩ tạo tác các tác phẩm trực tiếp lên khuôn giấy.

Trúc” là tre, “chỉ” là giấy, danh từ trúc chỉ được hiểu đơn giản là một loại giấy được làm từ tre, nhưng dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sỹ, những tấm giấy tưởng chừng như vô hồn ấy như được “biến hóa” để tạo thành những tác phẩm nghệ thuật tinh tế.

Trúc Chỉ là một dự án nghiên cứu, chế tác nghệ thuật giấy thủ công do họa sĩ Phan Hải Bằng, Giảng viên trường Đại học Nghệ thuật Huế cùng các cộng sự khởi lập và tiến hành từ năm 2000. Năm 2007, được sự hỗ trợ của Quỹ học bổng Châu Á học ASF (Asian Scholarship Foundation), họa sỹ Phan Hải Bằng đã tiến hành một chuyến điền dã, nghiên cứu và thực hành nghề giấy thủ công ở Bắc Ninh, Chiang Mai và các tỉnh phía Bắc Thái Lan. 

Một góc Triển lãm “Trúc chỉ - Lời của sông”.

Những tác phẩm ấy không chỉ có mặt trên những bức tranh trang trí, mà còn ẩn hiện giữa cuộc sống hằng ngày, trên những dáng nón hay trong những trang giấy. Giữa đô thị ồn ào, Trúc Chỉ mang hơi hưởng của những bóng tre đang len vào nhịp sống hiện đại, giữ lại chút bình yên của xóm quê trong tâm hồn mỗi người.

Những bức tranh ấy càng được nổi bật hơn khi có sự can thiệp của nhiều loại ánh sáng chứ không như những loại giấy bình thường khác. Nói cách khác, với Trúc Chỉ, giấy không chỉ là phần nền đơn thuần mà còn tham gia trực tiếp vào quá trình sáng tạo, đóng vai trò như một thành tố chính cấu thành tác phẩm.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã có triển lãm "Thơ trên kiến trúc cung đình Huế qua nghệ thuật Trúc Chỉ". Với 27 tác phẩm trúc chỉ tương đương với 27 bài thơ, đoạn thơ chuyển tải các chủ đề về tinh thần tự tôn dân tộc, ca ngợi thời thái bình, thịnh trị và những phong cảnh của đất nước..., mang một thông điệp về giá trị văn hoá cộng sinh, từ vốn cổ nghệ thuật để phát triển thành nghệ thuật mới.

Chính sự kết hợp giữa hai loại hình nghệ thuật - thư pháp thơ trên trên kiến trúc cung đình và nghệ thuật Trúc Chỉ - triển lãm không chỉ tôn vinh những giá trị độc đáo của thơ văn trên kiến trúc cung đình mà còn hướng người thưởng lãm đến với vẻ đẹp truyền thống và gợi nhắc các thế hệ trẻ tiếp nối và gìn giữ trân trọng các giá trị di sản văn hoá dân tộc.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nghệ thuật Trúc chỉ đang dần dần được công chúng và người yêu nghệ thuật biết đến. Tại buổi triển lãm “Trúc chỉ - Lời của Sông” được tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng 7 vừa qua, loại hình nghệ thuật này đã mang đến một không gian nghệ thuật sáng tạo nhưng vẫn gần gũi, thân thuộc. Lấy cảm hứng từ câu “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” của triết gia Heraclit, triển lãm đã truyền tải thông điệp về sự sáng tạo có tính tiếp biến từ nền tảng của các giá trị truyền thống.

san xuat giay, khăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
ĐỐI TƯỢNG THẤT BẠI TRONG KHỞI NGHIỆP CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM.  (05-05-2019)
Những năm gần đây, khởi nghiệp đã trở thành một phong trào trong giới trẻ. Tuy nhiên, theo những số liệu của thế giới thì tỷ lệ thành công của khởi nghiệp chỉ đạt cỡ 10%. Vậy chúng ta có nên có giải pháp hỗ trợ các start-up thất bại?
BITCOIN TĂNG GIÁ TRONG 5 NGÀY LIÊN TIẾP.  (04-05-2019)
Giá Bitcoin đã tăng 60% so với hồi đầu năm và lên cao nhất nửa năm qua. Các đồng tiền số khác cũng đồng loạt tăng theo Bitcoin.
4 NGUỒN THU NHẬP QUYẾT ĐỊNH BẠN GIÀU HAY NGHÈO.  (04-05-2019)
Nếu mục tiêu của bạn là giàu có bạn phải tìm tới những nguồn thu nhập khiến mình trở nên giàu có. Chứ đừng đi sai cách và lệch hướng để rồi về già nói, "Giàu nghèo có số".
DỰ THẢO ĐIỀU CHỈNH TĂNG TUỔI NGHỈ HƯU TỪ NĂM 2021.  (04-05-2019)
Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã công bố dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi. Một trong những điểm mới đáng chú ý của Dự thảo lần này là điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021.
LỘ TRÌNH HƯỚNG TỚI CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM.  (02-05-2019)
Trong hơn 30 năm qua, quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam đã đạt được tốc độ cao trong nhiều lĩnh vực kinh tế, bao gồm sản xuất, điện tử, dệt may, xây dựng, du lịch và khai khoáng. Giờ đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến ưa thích của các tập đoàn đa quốc gia đang đầu tư nhiều tỷ đô la vốn FDI vào các trung tâm sản xuất.