MÔI TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC LÀ MÔI TRƯỜNG MÀ NGƯỜI HỌC MUỐN ĐẾN.

Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích.Ngày nay, các bậc phụ huynh thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm môi trường học tập hoàn hảo cho con em mình.

Theo đó, họ chạy theo các tiêu chí như: cơ sở vật chất hiện đại, chương trình song ngữ quốc tế, đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm… mà quên mất rằng, yếu tố đầu tiên để định nghĩa về sự hoàn hảo phải là môi trường ấy có đem đến hạnh phúc cho trẻ hay không.

Lớp học hạnh phúc nghĩa là nơi mang lại tiếng cười cho trẻ.

Theo một khảo sát gần đây, 92,8% trẻ mong muốn thầy cô sẽ cười nhiều hơn; 84% trẻ mong muốn thầy cô nhẹ nhàng hướng dẫn khi các em phạm lỗi; 82,4% mong muốn thầy cô đừng phê bình trước mặt bạn bè hay nhiều người; 82,4% trẻ muốn tổ chức học tập được xen kẽ với việc vui chơi; 75,4% trẻ không muốn thầy cho học thuộc lòng nhiều quá…

Những con số biết nói cho thấy, ngày nay, dường như lớp học chưa phải là “điểm đến” hạnh phúc khiến trẻ cảm thấy hứng thú để tham gia các hoạt động học tập và trải nghiệm.

Lớp học hạnh phúc nghĩa là cảm thấy “muốn đến”

Hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác “muốn đến”, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm.

Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê.

Ở đó, trẻ không bị áp đặt học theo kiểu “nhồi nhét” mà được học những  gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu.

Các môn học được biến hóa thành những bài học “trơn tru” qua những trò chơi, những trải nghiệm.

Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. Bởi dù ở lứa tuổi nào, trẻ cũng có những “hỉ nộ ái ố” như người lớn.

Không nên nghĩ rằng đi học là một “ưu đãi” và các em phải tự bằng lòng với “ưu đãi” mà mình nhận được.

Trẻ sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó trẻ được lên tiếng và được lắng nghe một cách đầy tôn trọng.

Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúc của mình trong môi trường học đường.

Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình.

Nhìn chung, lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc.

Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.

san xuat giay, khăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
NGÀNH THỦY SÁN ĐẶT KẾ HOẠCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TRONG NĂM 2019.  (22-02-2019)
Nhiều doanh nghiệp cho rằng để đạt mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2019 cần phải gỡ được thẻ vàng của EU và phục hồi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này. Quan trọng hơn, gỡ thẻ vàng còn nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nghề cá bền vững, có trách nhiệm.
LƯỢNG GIẤY VỆ SINH ĐƯỢC TÍNH TRUNG BÌNH TRÊN ĐẦU NGƯỜI CỦA CÁC NƯỚC CAO NHẤT THẾ GIỚI.  (22-02-2019)
Mỹ tiêu thụ đến 1/5 lượng giấy vệ sinh của thế giới và trung bình mỗi người sử dụng 3 cuộn/tuần.
Nhật Bản nới lỏng tiêu chuẩn đối với các điều dưỡng viên, hộ lý nước ngoài.  (21-02-2019)
Nhằm thu hút thêm lao động từ các nước khác, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng các yêu cầu về ngoại ngữ đối với các thực tập sinh kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng.
2019- Việt Nam tăng cấp trên bảng xếp hạng tự do kinh tế.  (21-02-2019)
Quỹ di sản (Heritage) vừa công bố báo cáo Chỉ số tự do kinh tế năm 2019 (Index of Economic Freedom), Việt Nam xếp hạng thứ 128 trên thế giới.
Đẩy mạnh dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP tại khu vực TpHCM  (20-02-2019)
Năm nay, mỗi quận, huyện trên địa bàn TP.HCM sẽ triển khai một mô hình chợ truyền thống đảm bảo an toàn thực phẩm.