MÔI TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC LÀ MÔI TRƯỜNG MÀ NGƯỜI HỌC MUỐN ĐẾN.

Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích.Ngày nay, các bậc phụ huynh thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm môi trường học tập hoàn hảo cho con em mình.

Theo đó, họ chạy theo các tiêu chí như: cơ sở vật chất hiện đại, chương trình song ngữ quốc tế, đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm… mà quên mất rằng, yếu tố đầu tiên để định nghĩa về sự hoàn hảo phải là môi trường ấy có đem đến hạnh phúc cho trẻ hay không.

Lớp học hạnh phúc nghĩa là nơi mang lại tiếng cười cho trẻ.

Theo một khảo sát gần đây, 92,8% trẻ mong muốn thầy cô sẽ cười nhiều hơn; 84% trẻ mong muốn thầy cô nhẹ nhàng hướng dẫn khi các em phạm lỗi; 82,4% mong muốn thầy cô đừng phê bình trước mặt bạn bè hay nhiều người; 82,4% trẻ muốn tổ chức học tập được xen kẽ với việc vui chơi; 75,4% trẻ không muốn thầy cho học thuộc lòng nhiều quá…

Những con số biết nói cho thấy, ngày nay, dường như lớp học chưa phải là “điểm đến” hạnh phúc khiến trẻ cảm thấy hứng thú để tham gia các hoạt động học tập và trải nghiệm.

Lớp học hạnh phúc nghĩa là cảm thấy “muốn đến”

Hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác “muốn đến”, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm.

Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê.

Ở đó, trẻ không bị áp đặt học theo kiểu “nhồi nhét” mà được học những  gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu.

Các môn học được biến hóa thành những bài học “trơn tru” qua những trò chơi, những trải nghiệm.

Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. Bởi dù ở lứa tuổi nào, trẻ cũng có những “hỉ nộ ái ố” như người lớn.

Không nên nghĩ rằng đi học là một “ưu đãi” và các em phải tự bằng lòng với “ưu đãi” mà mình nhận được.

Trẻ sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó trẻ được lên tiếng và được lắng nghe một cách đầy tôn trọng.

Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúc của mình trong môi trường học đường.

Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình.

Nhìn chung, lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc.

Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.

san xuat giay, khăn giấy lau tay.

 

♦ CÁC TIN KHÁC
HỒ TIÊU VIỆT NAM TRƯỢT KHỎI MỐC XUẤT KHẨU TỶ USD.  (16-03-2019)
Chiếm tới 60% lượng hồ tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới, song gần đây người nông dân trồng tiêu vẫn rớt nước mắt khi mặt hàng được coi là “vàng đen” đang giảm giá không phanh.
Nga có thể sắp ngắt kết nối Internet với toàn cầu  (16-03-2019)
Việc ngắt kết nối Internet toàn cầu của Nga nhằm sẵn sàng ứng phó nguy cơ nổ ra chiến tranh mạng trong tương lai.
TỶ PHÚ ẤN ĐỘ ỦNG HỘ TỪ THIỆN 7.5 TỶ ĐÔ LA.  (16-03-2019)
Người đàn ông giàu thứ 2 Ấn Độ vừa ủng hộ quỹ từ thiện mang tên mình hàng tỉ đô la. Và đây được coi là khoản từ thiện lớn nhất từ trước tới nay tại đất nước này.
TUYẾN VẬN TẢI VEN BIỂN VIỆT NAM- CAMPUCHIA-THÁI LAN DỰ KIẾN ĐƯỢC TRIỀN KHAI.  (16-03-2019)
Cục Hàng hải VN vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp (DN) vận tải và hiệp hội trực thuộc về việc đăng ký tham gia tuyến vận tải ven biển giữa Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.
DOANH NGHIỆP CÓ QUYỀN QUYẾT ĐỊNH NỘI DUNG CON DẤU.  (16-03-2019)
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cho phép doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Đây là một trong những nội dung được thảo luận tại tọa đàm "doanh nghiệp tư nhân cùng chính phủ bứt phá"