Doanh nghiệp Mỹ rót 170 triệu USD sản xuất linh kiện máy bay tại Đà Nẵng- Việt Nam.

Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng cho biết trước thềm Tọa đàm mùa Xuân 2019, đã có hàng loạt các dự án được thành phố chấp thuận đầu tư với giá trị đầu tư lớn cho sản xuất công nghiệp.

Theo Tập đoàn UAC, tại Đà Nẵng, tập đoàn sẽ sản xuất 4.000 chi tiết/5 triệu chi tiết máy bay các loại để xuất khẩu trong thị trường hàng không.

Mục tiêu vào năm 2021 đạt giá trị xuất khẩu 25 triệu USD, nâng lên 85 triệu USD vào năm 2022 và tạo ra giá trị xuất khẩu trên 180 triệu USD mỗi năm từ sau năm 2026.

Cụ thể, tại Khu Công nghệ cao, Tập đoàn UAC (Universal Alloy Corporation) - nhà sản xuất linh kiện máy bay hàng đầu thế giới đầu tư 170 triệu USD để sản xuất thân máy bay và động cơ Rolls Royce.

Doanh nghiệp Mỹ này có kế hoạch tuyển dụng 1.200 lao động tay nghề cao về lĩnh vực cơ khí, điện, tự động hóa; đồng thời cũng phát triển chuỗi sản xuất về ngành công nghiệp hỗ trợ với việc thu hút trên 2.000 lao động khác.

Ngoài ra, Đà Nẵng cũng có chủ trương chấp thuận Công ty TNHH TCIE Việt Nam điều chỉnh dự án đầu tư với việc tăng vốn từ 100 triệu USD lên 150 triệu USD. Đây là dự án sản xuất, lắp ráp ô-tô tại Khu Công nghiệp Hòa Khánh và đã hoạt động từ năm 2009.

TP. Đà Nẵng cho biết việc tăng vốn đầu tư nhằm mục tiêu bổ sung phương án sản xuất theo hướng thiết kế, sản xuất, lắp ráp ô-tô của TCIE. Cụ thể, đối với xe chở khách các loại với quy mô từ 500 chiếc/năm và nâng dần công suất lên 12.000 chiếc/năm; ô-tô tải và bán tải có công suất từ 2.400 chiếc/năm lên 7.200 chiếc/năm; ô-tô du lịch - thể thao từ 5.000 chiếc/năm lên 10.000 chiếc/năm; tiếp tục sản xuất ô-tô thương hiệu Nissan SUV từ 4.000 chiếc/năm lên 4.800 chiếc/năm.

Bên cạnh đó, TP. Đà Nẵng cũng trao chứng nhận đầu tư cho dự án Nhà máy Sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử, tổng vốn 70 triệu USD, do Tập đoàn Key Tronic EMS (Mỹ) đầu tư; dự án mở rộng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Mabuchi Motor, có tổng vốn 30  triệu USD, do Công ty TNHH Mabuchi Motor đầu tư; dự án Nhà máy chế tạo gia công các loại ống xả, có vốn 7  triệu USD, do Hao Hsing Investment Co., Ltd đầu tư; dự án sản xuất và lắp ráp ô tô các loại GAZ TD, có vốn 6  triệu USD, do Công ty TNHH Gaz Thành Đạt làm chủ đầu tư.

Để hỗ trợ đầu tư sản xuất, doanh nghiệp sẽ được giao thêm diện tích mặt bằng sản xuất từ 12,9ha lên 28,4ha.

san xuat giay, khăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
NGÀNH THỦY SÁN ĐẶT KẾ HOẠCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TRONG NĂM 2019.  (22-02-2019)
Nhiều doanh nghiệp cho rằng để đạt mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2019 cần phải gỡ được thẻ vàng của EU và phục hồi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này. Quan trọng hơn, gỡ thẻ vàng còn nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nghề cá bền vững, có trách nhiệm.
LƯỢNG GIẤY VỆ SINH ĐƯỢC TÍNH TRUNG BÌNH TRÊN ĐẦU NGƯỜI CỦA CÁC NƯỚC CAO NHẤT THẾ GIỚI.  (22-02-2019)
Mỹ tiêu thụ đến 1/5 lượng giấy vệ sinh của thế giới và trung bình mỗi người sử dụng 3 cuộn/tuần.
Nhật Bản nới lỏng tiêu chuẩn đối với các điều dưỡng viên, hộ lý nước ngoài.  (21-02-2019)
Nhằm thu hút thêm lao động từ các nước khác, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng các yêu cầu về ngoại ngữ đối với các thực tập sinh kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng.
2019- Việt Nam tăng cấp trên bảng xếp hạng tự do kinh tế.  (21-02-2019)
Quỹ di sản (Heritage) vừa công bố báo cáo Chỉ số tự do kinh tế năm 2019 (Index of Economic Freedom), Việt Nam xếp hạng thứ 128 trên thế giới.
Đẩy mạnh dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP tại khu vực TpHCM  (20-02-2019)
Năm nay, mỗi quận, huyện trên địa bàn TP.HCM sẽ triển khai một mô hình chợ truyền thống đảm bảo an toàn thực phẩm.