Doanh nghiệp Mỹ rót 170 triệu USD sản xuất linh kiện máy bay tại Đà Nẵng- Việt Nam.

Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng cho biết trước thềm Tọa đàm mùa Xuân 2019, đã có hàng loạt các dự án được thành phố chấp thuận đầu tư với giá trị đầu tư lớn cho sản xuất công nghiệp.

Theo Tập đoàn UAC, tại Đà Nẵng, tập đoàn sẽ sản xuất 4.000 chi tiết/5 triệu chi tiết máy bay các loại để xuất khẩu trong thị trường hàng không.

Mục tiêu vào năm 2021 đạt giá trị xuất khẩu 25 triệu USD, nâng lên 85 triệu USD vào năm 2022 và tạo ra giá trị xuất khẩu trên 180 triệu USD mỗi năm từ sau năm 2026.

Cụ thể, tại Khu Công nghệ cao, Tập đoàn UAC (Universal Alloy Corporation) - nhà sản xuất linh kiện máy bay hàng đầu thế giới đầu tư 170 triệu USD để sản xuất thân máy bay và động cơ Rolls Royce.

Doanh nghiệp Mỹ này có kế hoạch tuyển dụng 1.200 lao động tay nghề cao về lĩnh vực cơ khí, điện, tự động hóa; đồng thời cũng phát triển chuỗi sản xuất về ngành công nghiệp hỗ trợ với việc thu hút trên 2.000 lao động khác.

Ngoài ra, Đà Nẵng cũng có chủ trương chấp thuận Công ty TNHH TCIE Việt Nam điều chỉnh dự án đầu tư với việc tăng vốn từ 100 triệu USD lên 150 triệu USD. Đây là dự án sản xuất, lắp ráp ô-tô tại Khu Công nghiệp Hòa Khánh và đã hoạt động từ năm 2009.

TP. Đà Nẵng cho biết việc tăng vốn đầu tư nhằm mục tiêu bổ sung phương án sản xuất theo hướng thiết kế, sản xuất, lắp ráp ô-tô của TCIE. Cụ thể, đối với xe chở khách các loại với quy mô từ 500 chiếc/năm và nâng dần công suất lên 12.000 chiếc/năm; ô-tô tải và bán tải có công suất từ 2.400 chiếc/năm lên 7.200 chiếc/năm; ô-tô du lịch - thể thao từ 5.000 chiếc/năm lên 10.000 chiếc/năm; tiếp tục sản xuất ô-tô thương hiệu Nissan SUV từ 4.000 chiếc/năm lên 4.800 chiếc/năm.

Bên cạnh đó, TP. Đà Nẵng cũng trao chứng nhận đầu tư cho dự án Nhà máy Sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử, tổng vốn 70 triệu USD, do Tập đoàn Key Tronic EMS (Mỹ) đầu tư; dự án mở rộng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Mabuchi Motor, có tổng vốn 30  triệu USD, do Công ty TNHH Mabuchi Motor đầu tư; dự án Nhà máy chế tạo gia công các loại ống xả, có vốn 7  triệu USD, do Hao Hsing Investment Co., Ltd đầu tư; dự án sản xuất và lắp ráp ô tô các loại GAZ TD, có vốn 6  triệu USD, do Công ty TNHH Gaz Thành Đạt làm chủ đầu tư.

Để hỗ trợ đầu tư sản xuất, doanh nghiệp sẽ được giao thêm diện tích mặt bằng sản xuất từ 12,9ha lên 28,4ha.

san xuat giay, khăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
TĂNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.  (15-04-2019)
Kinh tế tư nhân Việt Nam đã có bước phát triển cả về lượng và chất. Tuy nhiên sự phát triển này vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản.
LÝ DO NGĂN ĐÔNG NAM Á TRỞ THÀNH CÔNG XƯỞNG CỦA THÉ GIỚI.  (15-04-2019)
Làn sóng các công ty chạy khỏi Trung Quốc làm dấy lên hy vọng khu vực Đông Nam Á lân cận sẽ trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới nhưng tự động hóa đang cản trở điều đó.
CỐ GẮNG NGĂN CHẶN ĐẠI DỊCH CO ĐƠN ĐANG DIỄN RA TRÊN KHẮP THẾ GIỚI DÙ LÀ NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.  (15-04-2019)
Số liệu của Statistic Korea cho thấy hàn Quốc có đến 5,6 triệu hộ gia đình đơn thân năm 2017, chiếm 29% tổng số hộ gia đình toàn quốc, cao hơn rất nhiều tỷ lệ 15,5% năm 2000. Hãng Statistic Korea thậm chí dự báo con số này có thể đạt 36% năm 2045.
NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU SẼ SUY GIẢM TỒI TỆ NHẤT TRONG 8 NĂM.  (15-04-2019)
Khó lòng lạc quan khi khoảng 70% nền kinh tế toàn cầu (đánh giá dựa trên GDP) được dự báo sẽ phải chứng kiến sự sụt giảm, theo báo cáo mới nhất của IMF. Kể từ năm 2011, đây được coi là cuộc suy thoái đồng bộ có độ phủ sóng cao nhất.
CÔNG CUỘC BÁN LẺ CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.  (14-04-2019)
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với sự tham gia của nhiều nhà phân phôi lớn. Tuy nhiên, dư địa thị trường vẫn còn nhiều cơ hội cho những người đến sau nếu họ biết tận dụng công nghệ và sự khác biệt.