Chỉ số Đổi mới Bloomberg 2019

Bloomberg vừa cập nhật kết quả Chỉ số Đổi mới Bloomberg 2019. Đây là lần thứ bảy chỉ số này ra mắt, phân tích hàng chục chỉ tiêu và sử dụng bảy số liệu, bao gồm chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D), khả năng sản xuất và sự tập trung của các hãng công nghệ cao để xếp hạng từng quốc gia.

Top 20 nền kinh tế đứng đầu trong Chỉ số Đổi mới Bloomberg 2019

Bất chấp Hàn Quốc đứng nhất, khoảng cách giữa nước này và Đức, nước về nhì thu hẹp một phần vì điểm số mảng hoạt động sáng chế của xứ Hàn thấp hơn. Song ngược lại, Hàn Quốc xứng đáng đứng đầu vì đầu tư mới vào các công nghệ chiến lược cùng chương trình khuyến khích startup lên cao. Thách thức của đổi mới ở xứ Hàn là phải vượt qua ngoài nhóm tập đoàn gia đình trị lớn, hay còn gọi là chaebol.
Thụy Điển từng là “á quân” năm 2018 song năm nay trượt xuống hạng bảy. Trong khi đó, Trung Quốc và Israel thì cải thiện nhờ điểm số hoạt động sáng chế cao hơn. Trung Quốc đứng hạng 16 còn Israel ở hạng năm. Quốc gia Trung Đông vượt cả Singapore, Thụy Điển, Nhật Bản, Mỹ lẫn Canada.

Anh giảm một hạng, xuống đứng thứ 18. Đây là lần đầu tiên quốc gia châu Âu thua Trung Quốc trong Chỉ số Đổi mới Bloomberg. Trung Quốc đứng thứ nhì thế giới về hoạt động sáng chế nhờ sức mạnh R&D từ Huawei Technologies và BOE Technology. Dù vậy, quốc gia Đông Á vẫn thua khi xét về năng suất tổng thể.

Năm nay, Mỹ tiến lên vị trí thứ tám, một năm sau khi điểm số giáo dục khiến nước này lần đầu tiên trượt khỏi top 10. Bảng xếp hạng mới được công bố giữa lúc giới tinh hoa toàn cầu tề tựu về Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra ở Davos (Thụy Sĩ), nơi bàn luận về tương lai của toàn cầu hóa, vai trò của nhà nước và cách thức đổi mới, phát triển của các nước.
Trong Chỉ số Đổi mới Bloomberg 2019, Đức gần như bắt kịp Hàn Quốc, nước sáu lần đứng đầu chỉ số này. Đức cải thiện nhờ mạnh về giá trị gia tăng xuất phát từ cường độ nghiên cứu và sản xuất của những cái tên lớn như Volkswagen, Robert Bosch và Daimler.

Trong số các nền kinh tế được theo dõi yếu tố đổi mới năm nay, Tunisia và Ukraine trượt hạng nhiều nhất. Cả hai đều lọt khỏi top 50. Ngược lại, những cái tên mới bước vào hạng cao trong chỉ số là Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) với hạng 46, Brazil hạng 45, Ấn Độ hạng 54, Mexico hạng 59 và Việt Nam hạng 60.

sản xuất giấy vệ sinh, khăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
NHỮNG CÂY CẦU TRÔNG ĐÁNG SỢ NHẤT THẾ GIỚI NHƯNG LẠI AN TOÀN.  (23-02-2019)
Trang Viral Xfiles đưa ra nhiều tiêu chí để đánh giá độ “đáng sợ” của những cây cầu. Có những cây cầu trông đáng sợ, nhưng lại an toàn nhất thế giới.
NGÀNH THỦY SÁN ĐẶT KẾ HOẠCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TRONG NĂM 2019.  (22-02-2019)
Nhiều doanh nghiệp cho rằng để đạt mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2019 cần phải gỡ được thẻ vàng của EU và phục hồi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này. Quan trọng hơn, gỡ thẻ vàng còn nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nghề cá bền vững, có trách nhiệm.
LƯỢNG GIẤY VỆ SINH ĐƯỢC TÍNH TRUNG BÌNH TRÊN ĐẦU NGƯỜI CỦA CÁC NƯỚC CAO NHẤT THẾ GIỚI.  (22-02-2019)
Mỹ tiêu thụ đến 1/5 lượng giấy vệ sinh của thế giới và trung bình mỗi người sử dụng 3 cuộn/tuần.
Nhật Bản nới lỏng tiêu chuẩn đối với các điều dưỡng viên, hộ lý nước ngoài.  (21-02-2019)
Nhằm thu hút thêm lao động từ các nước khác, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng các yêu cầu về ngoại ngữ đối với các thực tập sinh kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng.
2019- Việt Nam tăng cấp trên bảng xếp hạng tự do kinh tế.  (21-02-2019)
Quỹ di sản (Heritage) vừa công bố báo cáo Chỉ số tự do kinh tế năm 2019 (Index of Economic Freedom), Việt Nam xếp hạng thứ 128 trên thế giới.