Đánh giá kinh tế năm 2018, những định hướng cho năm 2019 và những năm tiếp theo

Những nội dung đánh giá kinh tế năm 2018, định hướng cho năm 2019 và những năm tiếp theo là một trong những nội dung quan trọng trong bài viết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tổng kết. Năm 2018 vừa khép lại với niềm phấn khởi, tự hào bởi những thành tựu to lớn, toàn diện mà đất nước đã đạt được, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ bên ngoài và còn những hạn chế, bất cập trong nội tại.

 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tổng kết.

Hàng hóa mang thương hiệu Việt đã có tại siêu thị của hầu hết các quốc gia trên thế giới với 5 mặt hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD, 29 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 40 tỷ USD. Chúng ta đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, năm 2018, nhiều tổ chức quốc tế nhận định, Việt Nam đã và đang có những bước đi đúng đắn, nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, để vươn lên tầm khu vực, toàn cầu. Lần đầu tiên kể từ năm 2008, tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 7,08%, trong nhóm các nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng cho biết: Quy mô GDP tăng mạnh, đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 2.587 USD. Điều đáng mừng là tăng trưởng cao trong khi nền tảng kinh tế vĩ mô được duy trì tốt và ngày càng được củng cố. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ ở mức 3,54%, các cân đối lớn được đảm bảo...

Năm 2019 là năm rất đặc biệt - kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thấm nhuần tư tưởng và mong muốn của Người, chúng ta phải có tầm nhìn rộng mở, có khát vọng vươn lên mạnh mẽ, phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nỗ lực phấn đấu xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như mong ước của Người và cũng là ước mơ của triệu, triệu người dân Việt Nam. Đòi hỏi cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân ta. Các cấp, các ngành cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, năng động sáng tạo; mỗi cán bộ, công chức, viên chức trên mọi cương vị công tác..

Môi trường đầu tư kinh doanh vẫn còn những bất cập; thủ tục hành chính có lĩnh vực còn rườm rà; kỷ luật kỷ cương nhiều nơi chưa nghiêm; vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh". Thủ tướng yêu cầu là tập trung phát triển kinh tế;chú trọng củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng...

sản xuất giấy vệ sinhkhăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC?  (16-03-2019)
Nếu như trước đây, DN chỉ cần có một website là đã có thể bán hàng thì khi chuyển sang thương mại di động, thách thức đầu tiên là làm thế nào tiếp cận được với khách hàng.
Bitcoin có thể trở lại mức giá kỷ lục 20.000 USD  (09-03-2019)
Tại sàn Bitstamp lúc 7h00 sáng nay 8/3, giá Bitcoin tăng nhẹ 0,1% lên 3.860,6 USD. Theo dữ liệu của Coin Market Cap, trong 24 giờ qua, giá đồng coin này đã tăng trưởng 0,06%, tiến sát về mức 3.911 USD/BTC. Vốn hóa thị trường nhờ đó cũng tăng nhẹ lên 68,7 tỷ USD. Trải qua một năm không mấy tốt đẹp, các công ty khai thác Bitcoin bắt đầu có doanh thu tốt trở lại sau khi giá Bitcoin hồi phục thời gian gần đây.
7 KỸ NĂNG CỰC KỲ QUANG TRỌNG KHI ĐI DU LỊCH MỘT MÌNH.  (09-03-2019)
Không có một người đồng hành đi cùng, bạn có vẻ dễ bị tổn thương trước các nguy cơ lừa đảo, lạc đường, bắt cóc, cũng như các vấn đề về sức khoẻ. Nhưng đi đông người chưa chắc đã an toàn hơn, nếu cả đám người ấy không có các kỹ năng đi, không có khả năng tìm hiểu và nắm được các thông tin liên quan đến hành trình và nơi mình đang có mặt.
HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT DO MUỖI GÂY RA.  (08-03-2019)
Sốt rét chính là nguyên nhân gây nên cái chết của gần 1 triệu người dân châu Phi mỗi năm. Nhất là ở những khu vực còn kém phát triển, những căn nhà lụp xụp, kênh rạch mất vệ sinh chính là điều kiện để muỗi sinh sôi nảy nở.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHAI GIA NHẬP CPTPP.  (08-03-2019)
Để tận dụng được lợi ích từ Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ chặt chẽ những quy định liên quan tới xuất xứ hàng hóa.