Đánh giá kinh tế năm 2018, những định hướng cho năm 2019 và những năm tiếp theo

Những nội dung đánh giá kinh tế năm 2018, định hướng cho năm 2019 và những năm tiếp theo là một trong những nội dung quan trọng trong bài viết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tổng kết. Năm 2018 vừa khép lại với niềm phấn khởi, tự hào bởi những thành tựu to lớn, toàn diện mà đất nước đã đạt được, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ bên ngoài và còn những hạn chế, bất cập trong nội tại.

 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tổng kết.

Hàng hóa mang thương hiệu Việt đã có tại siêu thị của hầu hết các quốc gia trên thế giới với 5 mặt hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD, 29 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 40 tỷ USD. Chúng ta đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, năm 2018, nhiều tổ chức quốc tế nhận định, Việt Nam đã và đang có những bước đi đúng đắn, nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, để vươn lên tầm khu vực, toàn cầu. Lần đầu tiên kể từ năm 2008, tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 7,08%, trong nhóm các nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng cho biết: Quy mô GDP tăng mạnh, đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 2.587 USD. Điều đáng mừng là tăng trưởng cao trong khi nền tảng kinh tế vĩ mô được duy trì tốt và ngày càng được củng cố. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ ở mức 3,54%, các cân đối lớn được đảm bảo...

Năm 2019 là năm rất đặc biệt - kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thấm nhuần tư tưởng và mong muốn của Người, chúng ta phải có tầm nhìn rộng mở, có khát vọng vươn lên mạnh mẽ, phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nỗ lực phấn đấu xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như mong ước của Người và cũng là ước mơ của triệu, triệu người dân Việt Nam. Đòi hỏi cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân ta. Các cấp, các ngành cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, năng động sáng tạo; mỗi cán bộ, công chức, viên chức trên mọi cương vị công tác..

Môi trường đầu tư kinh doanh vẫn còn những bất cập; thủ tục hành chính có lĩnh vực còn rườm rà; kỷ luật kỷ cương nhiều nơi chưa nghiêm; vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh". Thủ tướng yêu cầu là tập trung phát triển kinh tế;chú trọng củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng...

sản xuất giấy vệ sinhkhăn giấy lau tay.

♦ CÁC TIN KHÁC
TÁC HẠI CỦA BUI MỊN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE.  (21-03-2019)
Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí từ lâu đã được cảnh báo. Có thể nói, đây là 1 vấn nạn ở hầu hết tất cả các thành phố lớn trên thế giới. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác hại không nhỏ của việc ô nhiễm không khí sẽ tác động lớn đến sức khỏe của con người.
THẾ GIỚI CẦN KHUNG QUẢN LÝ CHẶT CHẼ VỀ CHỈNH SỮA GEN NGƯỜI.  (21-03-2019)
WHO kêu gọi thế giới thiết lập một khung kiểm soát chặt chẽ nhằm phát triển những tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý và giám sát hoạt động chỉnh sửa gen người.
ĐỀ CAO VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG NHÂN ĐẠO.  (20-03-2019)
Ngày Sức khỏe răng miệng thế giới là sự kiện quốc tế được tổ chức vào ngày 20/3 hằng năm, với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trên toàn cầu về vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng và tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng.
NHIỀU HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM.  (20-03-2019)
Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bản lẻ Việt Nam do Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) được tổ chức. Nhiều hạn chế, bất cập của thị trường bán lẻ Việt Nam đã được đưa ra thảo luận.
NHẬT BẢN CẤM BỐ MẸ ĐÁNH ĐÒN CON CÁI.  (19-03-2019)
Chính phủ Nhật Bản hôm nay (19/3) thông qua kế hoạch sửa đổi luật phòng chống lạm dụng trẻ em và cấm bố mẹ, người giám hộ trừng phạt thể xác con cái.